Việc học lập trình robot cũng như hình thành tư duy và kỹ năng lập trình đạt hiệu quả cao hơn, nên cho trẻ bắt đầu làm quen với lập trình ngay từ độ tuổi mầm non, tiểu học.
Robotics hay robot học là một ngành kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành, và ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi tín hiệu cảm biến và xử lý thông tin của chúng. Những công nghệ này liên hệ với các máy móc tự động dùng để thay thế con người trong những môi trường độc hại, trong các quá trình sản xuất, hoặc bắt chước con người về hình thức, hành vi, nhận thức.
Robotics có tác động rất tích cực đến trẻ bằng cách cải thiện tư duy phân tích, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo của chúng. Do đó, các bậc cha mẹ, trường mầm non và nhà nước trên khắp thế giới đang rất quan tâm đến việc cho trẻ em tiếp xúc với robot khi trẻ còn nhỏ. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về lợi ích của việc chơi mà học robot đối với trẻ em, cho thấy Robot có rất nhiều tác động tích cực đối với chúng. Phần hay nhất về Robotics là trẻ em cũng thích cách học này so với phương pháp lớp học truyền thống.
Theo TS Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, nên cho trẻ em học Robotic vì Robotics giúp trẻ học cách suy nghĩ sáng tạo, tư duy phản biện, tăng khả năng giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác ở trẻ em. Ngoài ra, còn khuyến khích trẻ em thử những ý tưởng mới, cũng như giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động.
Để trẻ mẫu giáo suy nghĩ như một lập trình viên, thì cách tốt nhất để giải thích mã hóa cho trẻ nhỏ là mô tả nó như một loại ngôn ngữ. Giống như chúng ta học cách giao tiếp bằng lời nói để có thể hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, công nghệ của chúng ta dựa vào ngôn ngữ mã để cung cấp hướng dẫn về cách vận hành. Một khi trẻ hiểu ý cơ bản, cách tốt nhất để tiếp cận với công nghệ Robot là thông qua các hoạt động thú vị và hấp dẫn.
Trẻ được rèn luyện nhiều kỹ năng thông qua hoạt động làm robot
- Mô phỏng STEM Bàn tay robot là một cách hay để giải thích và chỉ ra cách robot di chuyển hoặc cơ chế hoạt động của bàn tay chúng. Nó cũng giúp phát triển tư duy logic và ngôn ngữ của trẻ khi chúng hỏi và khi nhận được câu trả lời về hoạt động này. Mô phỏng STEM của Bàn tay rô-bốt cũng thúc đẩy sự phối hợp tay và mắt cũng như phát triển vận động tinh thông qua cắt, dán, luồn, kéo dây với lực tác động/kéo dây vừa phải.
Hoạt động này hướng tới mục tiêu giúp trẻ lập trình thẻ lệnh cho robot di chuyển, sử dụng thành thạo các dụng cụ để thiết kế robot, quy trình thiết kế robot từ bản vẽ ra thành phẩm. Đồng thời, sáng tạo ra nhiều robot với các chức năng khác nhau và trẻ biết đo, so sánh chiều cao robot, định hướng trong không gian.
- Từ đó, rèn kỹ năng vẽ, viết sơ đồ, sự khéo léo khi cắt dán, kết nối giấy bìa thành robot. Ngoài ra, giúp trẻ biết so sánh, đánh giá hình dạng với chức năng nhiệm vụ của robot và sáng tạo ra nhiều hình dạng robot với các chức năng khác nhau. Qua hoạt động làm robot, trẻ rèn được khả năng lắng nghe, thảo luận, biết phân công công việc và chia sẻ đồ dùng với nhau.