Quy trình xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia cầm

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 367 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công ty TNHH Xây Dựng- Kỹ Thuật- Môi Trường Việt Anh

Hiện nay vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước đang tiến hành quy hoạch và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp. Ngành giết mổ gia súc gia cầm trong những năm gần đây có số lượng cơ sở sản xuất tăng lên, trên cả nước có nhiều cơ sở giết mổ, mỗi ngày một cơ sở giết mổ với số lượng lớn gia súc gia cầm. Song song với lượng gia cầm được giết mổ thì lượng nước thải mà ngành này thải ra ngoài môi trường là cực kỳ lớn, với thành phần các chất ô nhiễm cao đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.Vì vậy Xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc gia cầm là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo chất thải ra ngoài môi trường đạt các QCVN hiện hành.

  • Bước 1. Xử lý sơ bộ
    - Nước thải từ trong nhà máy tự chảy vào hệ thống thu gom nước thải sau đó được cho qua lưới chắn rác trước khi vào bể gom và điều hoà. Rác như lông, thịt vụn, đá, rẻ… được tách ngay tại lưới chắn rác rồi được thu gom vào xe gom rác.
    - Bể gom điều hoà có tác dụng thu gom nước thải từ trong nhà máy sản xuất và điều hoà nồng độ cũng như là lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất. Dưới đáy bể điều hoà được lắp đặt hệ thống phân phối khí thô để khuấy trộn nước thải giúp cho quá trình ổn định nồng độ được tốt hơn. Tại bể điều hoà được lắp đặt 2 bơm nước thải đặt chìm để bơm vào hệ thống tuyển nổi.
    - Bể gom điều hoà được thiết kế có nắp đậy kín để không phát sinh mùi ra môi trường.
     
    Bước 2. Xử lý tuyển nổi.
    - Do đặc thù nước thải của nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm có chứa mỡ động vật, loại mỡ này nhẹ và không tan trong nước nên tạo ra lớp váng trên nước thải nên cần được tách loại trước khi vào công đoạn xử lý vi sinh tiếp theo.
    - Bể tuyển nổi bao gồm bình tạo áp, thiết bị cấp khí, hệ thống gạt bọt khí và hệ thống cào cặn ở đáy bể, bơm hoá chất. Đây là thiết bị đồng bộ hiệu suất tách các chất không hoà tan trong nước cũng như các cặn lơ lửng cao. Nước thải và khí cấp vào được cho qua bình tạo áp nhằm mục đích cho không khí hoà tan tốt trong nước, các bóng khí mịn sẽ lôi cuốn các cặn lơ lửng, mỡ, lông … trong nước thải lên trên và được hệ thống gạt tách loại ra khỏi nước. Mỡ và cặn lơ lửng sau khi tách loại được cho sang bể xử lý bùn để xử lý tiếp mỡ được tách ra.
    - Bể tuyển nổi ngoài tách loại các cặn lơ lửng và mỡ còn tách các cặn nặng lắng xuống đáy bể và được định kỳ bơm về bể chứa bùn.
    - Nước sau khi qua Hệ thống tuyển nổi đã tách hầu hết các cặn lơ lửng và mỡ trong nước thải và được cho qua bể đệm yếm khí.
     
    Bước 3. Cụm xử lý yếm khí
    - Nước thải sau khi qua Hệ thống tuyển nổi được cho qua bể đệm yếm khí để làm ổn định nước thải và giảm tải trọng ô nhiễm cũng như tránh các cú sốc cho quá trình xử lý yếm khí UASB nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý yếm khí. Tại đây bố trí bơm định lượng bơm hoá chất để điều chỉnh pH trong nước thải trước khi nước được bơm vào bể UASB.
    - Tại bể đệm yếm khí đặt 2 máy bơm nước thải trong đó 1 bơm chạy và 1 bơm dự phòng. Các bơm này hoạt động theo chế độ bằng tay hoặc tự động theo lưu lượng và theo mức nước thải trong bể. Các bơm này hoạt động thông qua biến tần để điều khiển lưu lượng nước vào bể yếm khí UASB một cách ổn định. Để bể đệm hoạt động hiệu quả, tại đây đặt hệ thống khuấy trộn nhằm khuấy trộn đều nước thải tránh lắng cặn.
     
    Bước 4. Xử lý sinh học AO.
    - Nước thải sau khi qua công đoạn xử lý UASB đã được các vi sinh vật phân huỷ các hợp chất ô nhiễm mạch dài, các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các mạch ngắn và các hợp chất ô nhiễm đơn giản giúp cho quá trình xử lý bùn hoạt tính ở bể sinh học AO được hiệu quả hơn.
    - Bể xử lý sinh học AO có mục đích là xử lý hết các hợp chất ô nhiễm còn lại như COD, BOD và đồng thời xử lý Nitơ với quá trình Nitrification – Denitrification … bằng vi sinh vật.
    - Quá trình cấp oxi để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ COD, BOD… Phương trình phản ứng:
    - Chất hữu cơ + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí à CO2 + H2O + NH3+ C5H7NO2 (vi khuẩn mới) + Năng lượng
     
    Bước 5. Xử lý bùn
    - Bùn được sinh ra từ bể gom , từ thiết bị tuyển nổi, bùn sinh ra từ quá trình xử lý yếm khí và xử lý sinh học ở bể lắng thứ cấp được bơm về bể xử lý bùn. Dưới đáy bể xử lý bùn có lắp đặt hệ thống PPK bọt mịn, hệ thống này tăng khă năng phân huỷ của bùn. Bùn sau đó được bơm đặt chìm trong bể xử lý bùn bơm về bể làm đặc bùn. Tại bể làm đặc bùn có đặt 02 bơm để bơm bùn về máy ép bùn, nước trong từ bể làm đặc bùn được đưa về bể gom điều hòa.
     
    Bước 6. Khử trùng
    - Nước thải của nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm chứa rất nhiều vi sinh gây bệnh, do đó cần phải được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường.
     
    Bước 7. xử lý mùi
    - Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải chủ yếu là CH4, CO2 và khí H2S sinh ra từ quá trình xử lý yếm khí UASB. Bể UASB được thiết kế kín hoàn toàn (nắp bể bằng bê tông cốt thép). Toàn bộ lượng khí sinh ra từ bể UASB sẽ được thu gom phía trên (phần trên mặt nước trong bể) và theo ống dẫn về thiết bị đốt khí Biogas. Toàn bộ lượng khí sinh ra sẽ được tự động đốt thành CO2 và hơi nước, và do đó không làm phát sinh nguồn ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí xung quanh. Với thiết bị đốt này cho phép đảm bảo độ an toàn rất cao trong sử dụng do thiết bị được kiểm soát nghiêm ngặt cả 2 yếu tố nhiệt độ và áp suất của khí được đốt.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • ƯU ĐIỂM CN/TB
  • - Chí phí đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế.
    - Dễ dàng vận hành
    - Sử dụng ít hoá chất
    - Sử dụng ít thiết bị điện
    - Tự động hoá quá trình vận hành
    - An toàn và thân thiện với môi trường
    - Sử dụng nguồn Vi sinh vật sẵn có trong nước thải để xử lý chất ô nhiễm
    - Tính linh động của hệ thống cao
    - Dễ dàng bảo trì hệ thống khi cần thiết
    - Cam kết thiết bị xử lý nước thải chất lượng, đúng chủng loại, và có uy tín trên thị trường.
    - Vận chuyển nhanh gọn, thiết bị có thể di chuyển vị trí trong trường hợp cần thiết

    Scroll