Quy trình xử lý nước thải nhà máy thủy sản

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 1061 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công ty TNHH Xây Dựng- Kỹ Thuật- Môi Trường Việt Anh

Trữ lượng nuôi trồng thủy sản nước ta lớn, tuy nhiên công nghệ chế biến thủy sản vẫn chưa bắt kịp tương ứng. Hiện nay nhà nước đang tích cực phát triển chất lượng các hoạt động chế biến thành phẩm thủy hải sản, cho nên ngành công nghệ chế biến thủy sản đang từng bước trở thành một ngành quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp nước ta. Chính vì vậy xử lý nước thải chế biến thủy hải sản đang đóng vai trò cực kỳ quan trong trong cả ngành Công nghệ chế biến thủy sản.

  • - Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản bắt đầu với song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn ra khỏi dòng thải (>=2mm) để tránh làm tắc nghẽn đường ống, bơm,… ảnh hưởng đến các hạng mục xử lý trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản. - - Sau đó nước thải được đưa qua hầm tiếp nhận.
    - Nước thải thủy hải sản được đưa qua bể tuyển nổi để tách dầu mỡ có trong nước ra khỏi dòng thải. Thiết bị sục khí được đặt dưới đáy bể, các bọt khí hòa tan nổi lên trên mặt nước kéo theo các chất bẩn bám trong bọt khí ra khỏi dòng thải.
    - Sau khi ra khỏi bể tuyển nổi, nước thải được dẫn qua bề điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải. Tải bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh hiện tượng lắng cặn, xảy ra phân hủy yếm khí dưới đáy bể.
    - Nước thải sau đó được đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí, các VSV kỵ khí phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas sinh ra được thu hồi. Phản ứng phân giải CHC của VSV kỵ khí:
    - VSV kỵ khí + CHC à CO2 + CH4 + … + sinh khối mới
    - Sau đó nước thải được dẫn qua bể anoxic để khử nito và phospho có trong nước thải. Kết thúc quá trình, nước thải sẽ được đưa sang bể xử lý sinh học hiếu khí. Tại bể Aerotank, quá trình phân giải chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ các VSV hiếu khí sử dụng CHC làm nguồn dĩnh dưỡng để phát triển sinh khối dưới điều kiện được cung cấp oxi đầy đủ.
    - Nước thải từ bể Aerotank tự chảy qua bể lắng sinh học để lắng bùn từ quá trình xử lý sinh học trên. Một phần bùn cặn được đưa qua bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn được tuần hoàn về bể anoxic.
    - Công nghệ chủ yếu áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản là công nghệ sinh học, phù hợp với nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao có khả năng phân hủy sinh học hiệu quả.
    - Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải được đưa đi khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn xót lại trong bể. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • ƯU ĐIỂM CN/TB
  • - Quản lý vận hành đơn giản
    - Hiệu quả xử lý sinh học cao
    - Không cần nhân viên có trình độ chuyên môn cao
    - Không gây ra ô nhiễm môi trường thứ cấp

    Scroll