Quy trình xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ Cao Su

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 915 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công ty TNHH Xây Dựng- Kỹ Thuật- Môi Trường Việt Anh

Quy trình xử lý nước thải cao su phát sinh trong một số quá trình như sản xuất mủ khối, sản xuất mủ skim, công đoạn chế biến mủ skim, dây chuyền sản xuất mủ, dây chuyền sản xuất mủ ly tâm.

  • – Song chắn rác: Từ các công đoạn sản xuất, nước thải chế biến cao su được thu gom vào hệ thống xử lý thu gom và dẫn về trạm xử lý. Đầu tiên nước thải đưa qua song chắn rác để loại bỏ sơ bộ rác và các tạp chất có kích thước lớn.
    – Bể tách mủ: Tiếp đến nước thải sẽ được đưa vào bể gạt mủ nhằm loai bỏ những hạt mủ có kích thước nhỏ. Nước thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài.
    – Bể phản ứng: Trong nước thải cao su pH thường thấp khoảng từ 4,2 – 5,2 do sử dụng axit trong quá trình làm đông mủ và pH được nâng lên bằng hóa chất NaOH, giá trị pH của nước thải được kiểm soát bằng thiết bị pH controller và sau đó nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.
    – Bể keo tụ: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn PAC sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.
    – Bể tạo bông: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể tạo bông, hóa chất polymer được dẫn bơm định lượng châm vào.
    – Bể lắng 1: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, các bông bùn sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ kết dính lại tạo thành những bông bùn lớn, có khả năng lắng trọng lực.
    – Bể điều hòa: Bể điều hòa có tác dụng điều hòa dung lượng nước đầu vào. Chức năng chính của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ. Trong quy trình này, nước thải từ bể lắng ra với lưu lượng thấp và nước thải sinh hoạt từ đầu vào chưa ổn định, trong khi đó hoạt động của vi sinh vật trong các giai đoạn của quá trình xử lý sinh học tiếp theo yêu cầu phải có lưu lượng nước thải ổn định. Vì thế cần thiết phải có bể điều hòa để điều hòa ổn định lưu lượng nước thải đầu vào cho bể vi sinh.
    – Bể kỵ khí UASB: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể xử lý kỵ khí (bể UASB) để làm giảm thể tích cặn nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, quá trình lên men axit, lên men bazo và quá trình metan hóa. Làm giảm sốc tải cho các công trình sinh học phía sau.
    – Bể thiếu khí: Làm giảm BOD, COD trong nước thải, nhờ hoạt động của chủng vi sinh thiếu khí, quá trình phản nitrit, nitrat trong nước thải diễn ra, chuyển hóa các dạng nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) trong nước thải thành dạng nito phân tử (N2) thoát ra môi trường, làm giảm lượng Nito (N) trong nước thải.
    – Bể hiếu khí: Tại bể này quá trình hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhờ vào việc sục khí liên tục để làm giảm hàm lượng COD tới mức cho phép , đồng thời giúp giảm mùi của nước thải đầu ra.
    – Bể lắng 2: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải. Bùn này là bùn sinh học, được tuần hoàn về bể hiếu khí và thiếu khí, phần bùn dư thừa được đưa về bể chứa bùn, sau đó được tách nước tuần hoàn về bể điều hòa, phần bùn dư được thu đi xử lý.
    – Bể khử trùng: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.
    Sau quá trình xử lý sẽ đưa ra nguồn tiếp nhận, nước thải đạt loại B, QCVN 01:2015/BTNMT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.

    Scroll