Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp SBR

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 1999 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công ty Cổ phần Cơ khí Môi trường ETM

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.

  • Ở các khu công nghiệp, nước thải bao gồm 2 loại chính: nước thải từ các nhà xưởng sản xuất trong khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà ăn, vệ sinh, văn phòng… Nước thải sinh hoạt thường rất ổn định về các thành phần, tuy nhiên nước thải sản xuất thì thường xuyên thay đổi về tính chất cũng như thành phần. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm chủ yếu bới các thông số COD, SS, N, P, BOD5, chất béo... Trong khi đối với nước thải sản xuất ở khu công nghiệp chỉ xác định được ở từng hạng mục sản xuất cụ thể. Chính vì vậy, đối với các nhà máy, xưởng sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước thải vào hệ thống thoát nước của khi công nghiệp.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Lượng nước thải phát sinh từ các nhà xưởng trong KCN được dẫn về các hố thu của trạm xử lý nước thải theo mạng lưới thoát nước. Tại các hố thu này, để bảo vệ mạng lưới đường ống, các song chắn rác được lắp đặt trong hố nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng nước thải. Sau đó, lượng nước thải này sẽ được bơm lên các bể điều hòa. Trước bể điều hòa được lắp đặt các song chắn rác tinh nhằm loại bỏ nốt phần tạp chất lơ lửng còn lại trước khi cho nước tự chảy xuống các bể điều hòa (Kích thước của lưới lọc rác tinh là 1mm, nhằm loại bỏ rác có kích thước nhỏ làm giảm lượng SS 15%).
     
    Ở bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
     
    Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng. Bùn trong hỗn hợp nước thải được giữ lại ở đáy bể lắng. Phần bùn này được bơm qua bể chứa bùn, phần nước sau khi tách bùn sẽ chảy về bể trung gian, sau đó được bơm vào bể SBR. Tại đây, vi sinh vật được cung cấp oxy sẽ sử dụng chất hữu cơ cho quá trình tăng trưởng. SBR là bể kết hợp giữa bể hiếu khí và bể lắng nên không cần hoàn lưu bùn.
    Nước trong thu được sau xử lý ở bể SBR được bơm sang qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
    Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

    Scroll