Dây chuyền sản xuất mì ăn liền

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 2920 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị LIDUTA

Dây chuyền sản xuất mì ăn liền là sự kết hợp bột mì và tinh bột Acetylated Starch E1420 tạo độ kết dính, tăng độ dai cho sợi mì: – Cải thiện cấu trúc, giúp sản phẩm không bị vỡ nứt – Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, giữ cho màu sắc và mùi vị sản phẩm tươi ngon.

  • Các công đoạn quan trọng làm ra gói mì
    1. Chuẩn bị nguyên liệu
    Tất cả nguyên liệu đều được chọn lọc và kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt trước khi nhập kho, đưa vào sản xuất.
    Các đối tác cung ứng sẽ được chọn lọc và đánh giá định kỳ để đảm bảo việc tuân thủ quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế. 
    2. Phối trộn
    Bột mì, nguyên liệu chính và các loại bột khác (đậu xanh, yến mạch…) sẽ trộn theo công thức thích hợp tùy từng loại sản phẩm, với thời gian trộn, tốc độ trộn, nhiệt độ trộn và thời gian ủ bột thích hợp, để tạo ra những sợi mì dai, ngon.
    3. Cán bột, tạo sợi
    Máy móc hiện đại giúp lá bột sau khi cán sẽ đồng nhất về màu sắc, đạt yêu cầu về độ dầy, độ láng bóng, độ dai, dẻo và đàn hồi.
    Tiếp đến, ở công đoạn tạo sợi, sự phối hợp giữa hệ thống dao cắt và tốc độ di chuyển của tấm bột giúp sợi mì được cắt đứt hoàn toàn, không bị răng cưa, tạo ra những sợi mì xoắn với độ cao của xoắn bông mì phù hợp, bung đều.
    4. Hấp
    Sợi mì sau đó sẽ được hấp chín bằng hơi nước bão hòa. Các thiết bị hiện đại ở công đoạn này cho phép sợi mì chín đều từ trong ra ngoài, cố định hình dáng sợi, tạo độ dai cho sợi mì. Sợi mì sau khi hấp trở nên trong, màu sáng, có độ bóng mượt, bông mì xoắn như mong muốn.
    5. Ướp gia vị
    Sau khi được cắt tự động theo định lượng, các vắt mì đều tăm tắp sẽ được tưới gia vị. Đây là khâu rất quan trọng, làm nên sự khác biệt ở các thương hiệu.
    6. Tạo hình và chiên
    Sau khi đổ khuôn để tạo hình dáng phù hợp, vắt mì sẽ được sấy khô. Chiên bằng dầu ở nhiệt độ 160 độ C là một phương pháp sấy khô thường sử dụng, làm giảm độ ẩm giúp cho quá trình bảo quản lâu, giúp tạo độ giòn, mùi thơm, và màu sắc hấp dẫn cho sợi mì nhờ phản ứng Maillard giữa chất đạm và chất đường trong sản phẩm.
    Uniben cho biết mì gói thường được chiên bằng dầu cọ, đây là loại chuyên dùng trong chế biến thực phẩm, có tính ổn định cao, ít bị thay đổi trong quá trình gia nhiệt. Dầu cũng được gia nhiệt gián tiếp trước bằng hơi nóng nhằm hạn chế tối đa việc quá nhiệt làm oxy hóa dầu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép dầu sử dụng để chiên được liên tục tự động thay mới.
    7. Đóng gói
    Sau chưa tới 2 phút chiên, các vắt mì lập tức được đưa qua công đoạn phun sương bằng hơi nóng để thổi bay lượng dầu thừa. Vắt mì tiếp tục thổi nguội nhanh chóng trong khi đi qua buồng thổi kín, trước khi được bổ sung các gói gia vị và đóng gói trên các thiết bị hoàn toàn tự động ,với các loại bao bì chuyên dùng cho ngành thực phẩm. Điều này nhằm đảm bảo tốt vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ nguyên mùi vị của gói mì khi đến tay người sử dụng.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • - Năng sản xuất: 100 ~ 900 túi mỗi phút;

    - Mì Cân nặng: 60 ~ 75 gram cho mỗi chiếc túi;

    - Kích thước nhà máy: 96m (L) x 12m (W) x 7m (H) (chưa bao gồm kho bãi và văn phòng);

    - Công suất tiêu thụ: 136 kW (dây chuyền sản xuất chính);

    - Công suất hơi: 4.000 kg/giờ;

    - Áp suất làm việc: 10 kg/cm ²;

    - Lượng nước tiêu thụ: 6.000 kg/giờ (soft nước);

    - Lượng dầu chiên tiêu thụ: 2.500 kg/8giờ;

    - Công nhân điều hành: khoảng 15 người (4 người sản xuất chính và 11 người để đóng gói).

  • ƯU ĐIỂM CN/TB
  • - Sản xuất tại Việt nam, phụ tùng thiết bị thay thế dễ dàng, tất cả các phần tiếp xúc đều làm bằng thép không gỉ;

    - Giá thành hp lý;

    - H thng hoàn toàn t đng;

    - D vn hành.

  • KHÁCH HÀNG-PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO
  • - Chìa khóa trao tay

    - Đào tạo

    Scroll