Bentech Frontier cung cấp các giải pháp môi trường thông qua công nghệ cốt lỗi Kenel thế hệ mới, phát triển sản xuất vật liệu quang xúc tác giúp cải thiện môi trường đặc biệt là làm lọc bụi mịn, diệt vi khuẩn virus...
Từ năm 1972, khi nhà hóa học người Nhật Fujishima phát hiện ra nhiều đặc tính quan trọng của TiO2 ông đã quan tâm nghiên cứu và đưa vật liệu này vào ứng dựng trong nhiều lĩnh vực như môi trường, chuyển đổi năng lượng mặt trời, quang điện tử...
TiO2 có tính năng quang xúc tác rất mạnh, có thể oxy hóa và phân hủy mạnh các chất bẩn trên bề mặt và trong không khí. TiO2 được sử dụng để sản xuất sản phẩm tự làm sạch như kính, gạch, máy hút bụi, máy lọc không khí, tủ lạnh, rèm...
Các sản phẩm xúc tác quang của Bentech Frontier bao gồm các sản phẩm dạng lỏng LT-01, ZT-01 và các sản phẩm bột NP-600.
Sản phẩm quang xúc tác dạng lỏng ZT-01 có thành phần gồm oxit nitơ (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx), amoniac (NH3) và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ( VOC) được dùng để sơnlên tường các tòa nhà. Ngoài ra chất xúc tác quang nano còn có tác dụng chống bám đọng nước trên bề mặt kính nên còn được sử dụng để sản xuất kính ôtô, máy bay...
Chất xúc tác quang dạng bột NP-600 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bột xúc tác quang được trộn lẫn với các vật liệu xây dựng thô để thi công những công trình như vỉa hè, đường ô tô, lớp phủ trên tường bên ngoài các tòa nhà... Bột xúc tác có trong nguyên liệu xây dựng oxy hóa các hợp chất bay hơi VOC như oxit nitơ (NOx) và oxit lưu huỳnh (SOx) và biến chúng thành ion nitrat, ion sunfat. Các ion này sẽ được hấp thụ vào bề mặt vật liệu xây dựng và sẽ được rửa trôi theo nước mưa, lượng vật chất bị rửa trôi này có lượng rất nhỏ nên hoàn toàn không gây hại cho môi trường. Chất quang xúc tác của Bentech Frontier có tác dụng loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường như khí thải, bụi mịn, ozon, mưa axit...
Trong thời gian gần đây Hà Nội luôn ở mức báo động về nồng độ bụi PM2,5. Theo bảng xếp hạng của IQAir, mức ô nhiễm ở Hà Nội đứng thứ 7 trên thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Jakarta của Indonesia. Theo báo cáo chất lượng không khí của IQAir 2019 thì độ ô nhiễm trung bình của Hà Nội là 46.9 microgram/m3 tức là cao gấp hơn 4 lần so với mức tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới đề ra. Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng không khí như trồng cây xanh, nâng cấp phương tiện giao thông công cộng, thắt chặt các quy định về bảo vệ môi trường đối với xe cá nhân... Nhưng chúng ta cần thêm những biện pháp thiết thực hơn như sử dụng chất quang xúc tác như 1 vật liệu lọc hiệu quả nhanh giúp điều hóa không khí giảm thiểu ô nhiễm môi trường.