Phễu rót cát hiện trường bằng nhôm hay còn gọi là phễu đo độ chặt k dùng để xác định độ chặt của nền và móng đường thông qua thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu tại hiện trường, kết quả của quy trình thí nghiệm này làm cơ sở để xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền và móng đường, hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo quy trình và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
Phễu rót cát hiện trường bằng nhôm được thiết kế rất đẹp và chắc chắn và có độ bền cao, phễu đo dộ chặt k được ứng dụng chủ yếu trong công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá độ chặt nền đường và mặt đường, phễu đo k do công ty tnhh thiết bị công nghệ và đầu tư Thuận Phát nghieenn cứu chế tạo dựa hoàn toàn theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành như tiêu chuẩn do bộ xây dựng ban hành 22TCN346-06. tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8729:2012 và tiêu chuẩn quốc tế ASTM D1556.
Phương pháp thí nghiệm bằng phễu rót cát hiện trường bằng nhôm trên thực tế luôn đòi hỏi thực hiện phải đúng quy trình đã được quyu định tại các tiêu chuẩn hiện hành, dùng phếu đo độ chặt k ngoài hiện trường là nhằm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) tại hiện trường. Thí nghiệm bằng phễu rót cát hiện trường bằng nhôm chỉ áp dụng cho các vật liệu khô rời rạc và có không quá 50% kích cỡ hạt cốt liệu nằm trên sàng 19mm, cát chuẩn dùng cho thí nghiệm này là loại cát sạch hạt cứng, khô và tơi, kích cỡ hạt lọt qua sàng 2,36mm và nằm trên sàng 0,3mm, thí nghiệm phễu rót cát hiện trường không áp dụng đối với trường hợp có nước chảy vào hố và thành hố bị biến dạng hoặc bị sập trong quá trình đào hố.
Các bước tiến hành thí nghiệm cùng phễu rót cát hiện trường
Bước 1: Chon vị trí phù hợp, sau đó dọn sạch một diện tích khoảng 500x500mm (loại bỏ hết đất đá rời ngoại lai, gạt thật bằng, dùng thước nivo để kiểm tra)
Bước 2: Đặt tấm đế định vị cho thật sát và ghim chặt xuống vị trí đã dọn.
Bước 3: Dùng thiết bị đào lỗ ở giữa tấm đế theo tiêu chuẩn và lấy đất lên cho vào thùng có nắp đậy đem đi xác định độ ẩm và khối lượng thể tích.
Bước 4: Khóa van rót cát, đổ đầy cát chuẩn vào trong bình chứa cát theo quy định.
Bước 5: Đặt phễu đo k lên miêng hố đào sao cho miệng phễu rót cát hiện trường trùng khớp với lỗ của tấm đế định vị.
Bước 6: Mở khóa phễu đo k để cát chảy vào trong hố đào cho tới khi cát ngừng chảy thì khóa phếu lại.
Bước 7: Đổ cát còn lại trong phễu ra và xác định khối lượng thể tích còn lại.
Bước 8: Khi kết thúc thí nghiệm phải lấy hết cát đã đổ vào hố và lấp đầy hố bằng đất ở xung quanh theo quy định.
Bước 9: Vệ sinh sạch sẽ. bảo quản phễu rót cát hiện trường bằng nhôm đúng quy trình.
Với những tính năng vượt trội cùng với sự đánh giá rất cao của các đơn vị đã và đang sử dụng thì đây là loại phễu rót cát hiện trường thuộc dòng cao cấp mang lại hiệu quả làm việc và hiệu quả kinh tế rất cao, hiện nay phễu rót cát hiện trường bằng nhôm đang chiếm lĩnh thị trường toàn quốc và được sử dụng rất phổ biến tại các phòng thí nghiệm kiểm định xây dựng las-xd.