Hệ thống xử lý nước chạy thận RO

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 1020 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Việt Mỹ

Hệ thống xử lý nước vô trùng dùng cho máy chạy thận nhân tạo đảm bảo an toàn với các bệnh nhân bị yếu thận bằng công nghệ lọc tinh, RO, đèn UV kết hợp với Ozone.

  • Nước nguồn cân xử lý được cấp vào bồn chứa đầu nguồn, được hai bơm đầu nguồn bơm vào hệ thống xử lý. Quy trình xử lý của hệ thống bao gồm 3 giai đoạn với chức năng như sau:
    - Giai đoạn 1: HỆ KHỬ SẮT – KHỬ MÙI – LÀM MỀM (MULTI – ACTIVE CARBON – SOTENER SYSTEM), có chức năng điều chỉnh pH, khử sắt, khử mùi và làm mềm.
    -
    Giai đoạn 2: HỆ TINH LỌC – LỌC THẨM THẤU NGƯỢC (FILTER – R.O SYSTEM), có chức năng tinh lọc với màng thẩm thấu (Reverse Osmosis System).
    -
    Giai đoạn 3: HỆ TINH LỌC – DIỆT KHUẨN (FINE FILTER – OZONE and UV SYSTEM), diệt khuẩn bằng OZONE và tia UV, và lọc lần cuối với lõi lọc siêu tinh 0.2µm (lọc xác khuẩn).

    Mục đích:
    • Giai đoạn 1 (tiền xử lý) là giảm tải trọng tạp chất một cách đáng kể, đảm bảo chất lượng thành phẩm tuyệt đối ổn định, đồng thời bảo vệ hữu hiệu các màng lọc R.O_là chi tiết quan trọng trong hệ thống.
    • Giai đoạn 2 là hệ thống lọc thẩm thấu ngược sử dụng màng R.O tiêu chuẩn với hiệu suất khử khoáng 98 – 99%.
    • Giai đoạn 3 cũng là khâu hoàn thiện sản phẩm nước sau khi khử khoáng, áp dụng kỹ thuật tinh lọc (1µm) và diệt khuẩn 2 lần với Ozone và tia UV, vì thế không những nước thành phẩm có độ tinh khiết cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh, mà còn có mùi – vị tốt, tạo cảm giác dễ chịu cho người tiêu dùng.
    - Hệ thống điều khiển điện trang bị hoàn chỉnh các chỉ tiêu về điều khiển và bảo vệ (vận hành tự động theo mực nước, theo áp suất, chống quá tải, quá áp, hụt nước) 

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Bồn chứa đầu nguồn
    Bồn chứa đầu nguồn nhằm mục đích cung cấp nước ổn định cho hệ thống
     
    Bơm cấp đầu nguồn
    - Sử dụng bơm áp lực để đẩy nước qua các cột lọc. Đảm bảo đủ áp và áp luôn ổn định khi đi qua các cột lọc.
    - Sử dụng 2 bơm hoạt động luân phiên nhau đảm bảo tuổi thọ của bơm
    - Bơm có cánh và guồng bơm bằng inox chuyên sử dụng trong y tế
    - Bơm hoạt động theo nguyên tắc tự động của van phao và công tắc áp. Khi mực nước xuống thấp, van phao tự kích hoạt bơm hoạt động
     
    Thiết bị lọc cơ học (khử sắt)
    - Nước từ thiết bị dự trữ ban đầu được bơm qua thiết bị lọc cơ học. Khi nước qua thiết bị này nước sẽ tiếp xúc với vật liệu lọc bên trong thiết bị, các ion Fe 3+ sẽ bị giữ lại, hàm nước sắt trong nước sẽ giảm xuống dưới 0,3 mg/l, đồng thời ngăn chặn các cặn có kích thước lớn hơn 50 µm. Từ đó chúng ta nhận thấy khi nước đầu nguồn đi qua thiết bị này sẽ giúp thiết bị sau đó lọc tốt hơn.
    - Ưu điểm: vật liệu lọc này là không dùng bất kỳ hóa chất tái sinh nào cả nếu muốn đẩy các ion Fe bị giữ lại ra ngoài chúng ta chỉ cần rửa ngược bằng cách chuyển hướng đi của nước và sau đó rửa xuôi, như vậy các vật liệu lọc bên trong sẽ hoạt động trở lại bình thường thời gian sử dụng vật liệu này từ 2-3 năm.
    - Sử dụng thiết bị lọc bằng composite với khả năng chịu lực áp cao, không bị nhiễm độc tính, chuyên dùng trong y tế và thực phẩm.
     
    Thiết bị lọc than hoạt tính (khử mùi)
    - Than hoạt tính là chất hấp phụ có phổ rất rộng, phần lớn các phân tử hữu cơ được giữ lại trên bề mặt của chúng.Các phân tử mol cao bị than hoạt tính hấp phụ khá tốt.
    - Than hoạt tính còn giúp các vi khuẩn có khả năng phân hủy một phần các chất hấp phụ trên bề mặt của than, tức là một phần sẽ được tái sinh có thể giải phóng các vị trí để cố định các phân tử mới. Nó cũng hấp thụ một số kim loại nặng ở dạng vết.
    - Như vậy than hoạt tính dùng để xử lý lọc nước với độ tinh khiết cao.
     
    Thiết bị trao đổi cation làm mềm nước
    - Các ion Ca2+, Mg2+ (ion cứng)gây nên độ cứng trong nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, gây đóng cặn trong nồi cần loại bỏ tạp chất này ra khỏi nước.
    - Phuơng pháp được ứng dụng hiệu quả nhất hiện nay là trao đổi ion. Sau thời gian sử dụng khoảng 2-3 năm ta sẽ tiến hành thay hạt nhựa để đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống
    - Loại trao đổi ion phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
    Sản phẩm không hòa tan trong điều kiện bình thường, điều này sẽ không còn đúng khi nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép (120oC)
    Hạt nhựa được gia công hợp cách và sự thay đổi trạng thái của trao đổi ion không làm phân hủy cấu trúc vật lý
    Sau thời gian sử dụng khoảng 1 tuần hoạt tính của nhữa sẽ bị bão hòa, cần tiến hành tái sinh hạt nhựa để đảm bảo chức năng của chúng.
    Nước sau khi đi qua thiết bị này có độ cứng và hàm lượng các ion hòa tan giảm đến mức đạt tiêu chuẩn.
    ­ Phương pháp trao đổi Ion là sử dụng loại nhựa Cation, nước sau khi qua cột Cation n sẽ giữ lại tất các Ion mang điện tích dươg nư: Fe, Ca, Mg... đồng thời trả lại gốc Na+, sau một thời gian sử dụng thì gốc Na+ trên nền nhựa không còn nữa. Ta cung cấp Na+ cho nhựa trao đổi bằng cách hòan nguyên chúng với dung dịch Na+Cl- nồng độ 8-10%, khi hoàn nguyên thì quá trình trao đổi xảy ra ngược lại nghĩa là Fe+... Y-;, Ca+.Y-... trên nền nhựa sẽ trao đổi bằng Na+ có trong dung dịch hòan nguyên. Tóm lại quá trình trao đỗi diễn ra ở cột Cation theo 02 phương trình sau:
    + Khi trao đổi R-Na+ + X+Y- R-X+ + Na+Y-
    + Khi hòan nguyên R-X + Na+Cl- R-Na+ +X+Cl-
    ­ - Thiết bị trao đổi Ion là các chất vật liệu hạt không hòa tan có trong cấu trúc phân tử các gốc Axit hay Bazơ có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của chúng và cũng không làm biến mất hoặc hòa tan. Các Ion dương hay âm cố định trên các góc này đẩy ion cùng dấu có trong dung dịch lỏng. Đó là sự thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi. Ơ đây chúng tôi sử dụng Resin sản phẩm của hãng Dow có dung tích trao đổi 2Eq có tác dụng mạnh đối với các kim loại: Mg, Ca, fe… theo phản ứng thuận ngịch loại nước mềm:
    + Mg2+  Mg
    + R-Na + [ R – [ + 2Na
    + Ca2+  Ca
    ­ - Nước qua thiết bị trao đổi Ion dùng trong tinh chế rất quan trọng tránh các tình trạng mất nước và làm đổi màu sản phẩm. Nước sau khi qua hệ thống trao đổi hàm lượng sắt đã đưa về tiêu chuẩn cho phép 0.2-0.1mg/l và độ cứng cũng được đưa về theo tiêu chuẩn nước cho phép của bộ y tế.
     
    Thiết bị lọc thô
    - Nước sau khi qua Hệ thống lọc có thể lẫn một số tạp chất là các hạt nhựa, hoạt cát, cặn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại bởi thiết bị lọc thô (5 µm)
     
    Bồn trung chuyển
    - Bồn này có tác dụng lưu lại hệ thống, tạo nguồn nước đủ để cung cấp cho hệ thống RO
     
    Máy lọc thẩm thấu ngược RO
    ­ - Thiết bị thẩm thấu là pha được ưu tiên chuyển qua dưới tác dụng của građien áp suất. Chúng được miêu tả như một màng lọc và được phân loại chức năng theo kích cỡ lỗ khoan. Dùng chính chất của màng bán thẩm thấu cho nước chãy qua, tất cả các chất hoà tan bị giữ lại trừ một vài phân tử hữu cơ rất gần nước (khối lượng mol nhỏ, phân cực mạnh).
    - Khi ta muốn tách một dung dịch muối cô đặc từ một dung dịch loãng hơn bằng màng này, điện áp hóa có xu hướng làm nước chuyển từ buồng có điện thế cao để pha loãng ra ( thẩm thấu ra trực tiếp). Nếu muốn cản lại sự khuếch tán này, cần phải đặt lên một áp suất chất, sự chênh lệch áp suất tạo ra được gọi là áp suất thẩm thấu của hệ thống. Thực vậy, để tạo ra nước “lọc” từ một dung dịch có muối, cần phải vượt qua áp suất thẩm thấu của dung dịch và cũng có thể nói rằng: để nhận được lưu lượng kinh tế thích hợp, cần phải làm việc với áp suất ít nhất lớn gấp 2 lần áp suất thẩm thấu.
    - Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thẩm ngược được công ty chúng tôi thiết kế đơn giản, chi phí thấp dễ dàng vận hành và bảo trì. Cần tạo của thiết bị R.O được mô tả bởi các phân tử như sau:
    • Một bơm cao áp cung cấp năng lượng cho hệ thống
    • Một hoặc nhiều modun màng lọc
    • Một van xả áp để duy trì áp suất trong hệ thống.
    + Nước sau quá trình này đạt yêu cầu kỹ thuật ó nước tinh khiết có thể sử dụng uống trực tiếp (về mặt lý hoá).
    - Hơn 95% các trung tâm thận nhân tạo sử dụng thiết bị này. Thiết bị này đã được chứng minh là tin cậy, an toàn và đạt hiệu quả nhất trong việc xử lý nước cần độ tinh khiết cao.
    - Thiết bị này cho phép loại bỏ tới 90 ÷ 95% các muối hòa tan, các bacteria, và pyrogens cũng như các phần tử hữu cơ.
    - Mục đích lọc thẩm thấu: tách lọc các hàm lượng mà khi dùng biện pháp trao đổi ion ta không thể tách được sau khi nước qua hệ thống này thì hoàn toàn tinh khiết, không còn tồn tại các ion.
    + Nguyên tắc lọc RO:
    Lọc tẩm thấu ngược là quá trình lọc dung dịch qua màng thẩm thấu dưới áp suất cao hơn áp suất thẩm thấu, phương pháp này là phương pháp lọc mới nhất và ngày càng cạnh tranh với các phương pháp khác như: chưng cất, thủy điện phân,.. vì chúng kinh tế hơn, sử dụng dễ dàng hơn.
     
    Bồn chứa nước thành phẩm
    - Sau khi xử lý nước đi vào bồn chứa thành phẩm để lưu trữ
     
    Thiết bị tuyệt trùng bằng Ozone
    - Độ hòa tan của Ozon gấp 13 lần của oxy. Khi vừa cho vào trong nước khả năng tiệt trùng là rất ít, khi Ozon đã hòa tan đủ liều lượng, ứng với hàm lượng đủ oxy hoá hữu cơ và vi khuẩn trong nước, lúc đó tác dụng khử trùng mạnh nhanh gấp 3100 lần so với Clo, thời gian tiệt trùng xảy ra trong khoảng 3 – 8 giây.
     
    Thiết bị TAS kiểm tra chỉ tiêu nước sau xử lý
    - Tại bồn thành phẩm, có ngắn máy TAS – thiết bị có chức năng kiểm tra một vài chỉ tiêu như pH, TDS, Chlorine…kiểm tra chế độ hoạt động đèn UV, thiết bị tuyệt trùng OZONE…để quản lý chất lượng nước trước khi đưa đến các phòng chức năng.
    - Nếu trong nước có các chỉ tiêu vượt mức cho phép hay thiết bị OZONE, đèn UV không còn hoạt động thì máy sẽ báo động. Thiết bị TAS giúp đảm theo dõi độ an toàn của nguồn nước trước khi đến người dùng.
     
    Thiết bị tuyệt trùng bằng tia cực tím
    - Trên đường đi đến bộ phận sử dụng , nước được khử trùng bằng tia cực tím, đảm bảo nước vô khuẩn hoàn toàn, tránh tái nhiễm khuẩn qua đường ống và bồn chứa.
    - Tia cực tím ở bước sóng 254nm. Quá trình này không làm thay đỏi các thành phàn hóa học cũng như vật lý của nước
     
    Thiết bị lọc xác khuẩn
    - Cuối hệ thống xử lý có gắng bộ lọc xác khuẩn 0.2 µm, loại bỏ xác các vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
    - Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cao, vô trùng.
     
    Thiết bị điện điều khiển
    - Nguồn điện cấp vào hệ thống cần sự ổn định cho phép dao động  5% về điện áp cũng như các thông số khác . Yêu cầu cấp nguồn điện 380V/3Phase/50Hz.
    ­ - Có tác dụng điều khiển & vận hành hệ thống bán tự động.
    ­ - Hệ thống hoạt động không tự động hóa 100% vì có những hạn chế sau:
    Chi phí đầu tư cho tự động hóa (Lập trình PLC toàn bộ ) sẽ tốn kinh phí nhiều.
    Một số thao tác cần phải có con người mới thực hiện được mà tự động hóa không thể điều khiển được như vệ sinh lõi lọc tinh, pha trộn hóa chất tái sinh…
    Hệ thống hoàn toàn tự động khi hệ thống báo đầy cạn nước trong các bồn chứa, Tự động tái sinh tại các cột trao đổi ion do sử dụng AUTOVAL, đặt điểm của loại autoval này là tự hút hóa chất ,rửa ngược và rửa xuôi và rửa nhanh, được cài đặt theo thời gian khi hệ thống hoạt động ổn đinh.

    Scroll