Hơn 10.000 lượt tham dự Techmart công nghệ sau thu hoạch 2021 trực tuyến trong ngày khai mạc

Techmart chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 2021 diễn ra trên nền tảng tổ chức triển lãm công nghệ và thiết bị (CN&TB) trực tuyến trong hai ngày chính thức (28 & 29/10). Các hoạt động tại Techmart gồm trưng bày và giới thiệu CN&TB; tư vấn chuyên gia; hội thảo trình diễn công nghệ; trao đổi ý tưởng và kết nối chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư...trong ngày đầu khai mạc đã thu hút hơn 10.000 lượt tham dự.
Trong đó, khu trưng bày/triển lãm online đã giới thiệu hơn 150 CN&TB trong và ngoài nước sẵn sàng cung cấp chuyển giao. Khu vực này được bố trí thành các khu tham quan theo chủ đề như: CN&TB chế biến nông sản, thực phẩm; CN&TB bảo quản nông sản, thực phẩm; chuyển đổi số trong nông nghiệp; CN&TB kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm; CN&TB đóng gói; dịch vụ chuyển giao công nghệ. Một số gian hàng thu hút lượt quan tâm lớn như: Hệ thống giám sát nhiệt độ độ ẩm kho lạnh qua Smartphone; Nền tảng IoT Platform giám sát và đồng bộ dữ liệu hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đám mây (Cloud); Công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh CAS (Cells Alive System); Công nghệ bảo quản thực phẩm sử dụng Nano bạc, Công nghệ sản xuất các loại tinh dầu; Công nghệ sản xuất thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến...Người dùng có thể click chọn vào từng khu tham quan và xem thông tin chi tiết các gian hàng, xem website doanh nghiệp, xem thông tin giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp (video/audio/tài liệu), tìm kiếm CN&TB và liên hệ bằng call/chat...tại đây
 
Khu vực tư vấn chuyên gia gồm 8 phòng tư vấn online với đội ngũ 8 chuyên gia của Techmart sẽ tư vấn miễn phí về công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải đáp những vướng mắc trong quá trình tìm hiểu, mua bán, chuyển giao các công nghệ thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. Trong ngày khai mạc khu tư vấn đã hoạt động rất nhộn nhịp và tư vấn cụ thể cho hàng chục lượt khách hàng.
 
Hội thảo trình diễn công nghệ là một trong những hoạt động chính của Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành (Techmart) Công nghệ sau thu hoạch 2021. Tất cả hội thảo diễn ra trong hai ngày 28 & 29.10.2021 được thực hiện trên nền tảng này.  Tại đây, khách mời không chỉ dễ dàng trong tham dự các hội thảo đang và sắp diễn ra mà còn có thể xem lại bất kỳ hội thảo nào đã diễn ra.
 
Trong ngày đầu tiên 28/10, các chuyên gia đã báo cáo một số quy trình và công nghệ trong làm sạch, xử lý và bảo quản để đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian tiêu thụ nông sản (cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu), các công nghệ sấy ứng dụng trong chế biến thực phẩm, công nghệ chiết xuất thực vật thảo mộc… Đã có khoảng 1.500 lượt người tham dự, xem hội thảo trên các nền tảng Google Meet và Facebook.
 
Ở ngày 29/10, các chuyên gia sẽ tiếp tục báo cáo các chủ đề mới, có thể đưa vào ứng dụng ngay lập tức cả ở quy mô sản xuất công nghiệp lẫn quy mô hộ gia đình. Các báo cáo viên sẽ giới thiệu công nghệ phổ hồng ngoại để xác thực nhanh chất lượng nông sản, công nghệ chế biến tương ớt bằng men vi sinh, quy trình nuôi trồng nấm dược liệu theo hướng hữu cơ.
 
Cụ thể, PGS TS. Lê Nguyễn Đoan Duy (Trưởng Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) sẽ trình bày cách ứng dụng phương pháp phổ hồng ngoại để xác thực nhanh và phát hiện việc giả mạo chất lượng nông sản (phân biệt thật giả các loại sản phẩm gạo ST 25, cà phê, mật ong, nước mắm,...). Qua đó, doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ có thể sử dụng phổ hồng ngoại để xây dựng mô hình phân biệt việc giả mạo gạo chất lượng cao bằng cách trộn lẫn với gạo chất lượng thấp, xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc gạo, xây dựng mô hình phân biệt giữa gạo hữu cơ và gạo thường, phân biệt mẫu cà phê nguyên chất và cà phê trộn…
 
 
 
 
 
Tiếp theo, TS. Phạm Thế Nhựt (Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH TM Xuất nhập khẩu TPH) sẽ giới thiệu công nghệ men vi sinh trong chế biến và bảo quản ớt tươi. Báo cáo viên sẽ phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp bảo quản ớt hiện nay, từ đó giới thiệu phương pháp dùng men vi sinh như dịch lên men táo mèo, dịch lên men cà chua, có tác dụng diệt khuẩn và tạo màu sắc bắt mắt cho tương ớt. Báo cáo viên cũng sẽ giới thiệu các công nghệ sản xuất chế phẩm men vi sinh, công nghệ sản xuất tương ớt bằng dịch lên men… đang sẵn sàng chuyển giao.
 
Kế đó, TS. Nguyễn Thị Liên Thương (Viện trưởng Viện Phát triển ứng dụng, Đại học Thủ Dầu Một) sẽ giới thiệu quy trình nuôi trồng nấm dược liệu theo hướng hữu cơ và giải pháp tăng giá trị sản phẩm. Đây là giải pháp trồng nấm theo hướng sản xuất sạch, an toàn, có công nghệ bảo quản tốt, áp dụng các công nghệ sau thu hoạch - công nghệ chế biến - công nghệ tinh chế trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng giới thiệu những sản phẩm chế biến từ nấm cùng phương thức tái sử dụng các phụ phẩm nấm.
 
Sau hội thảo, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ có thể liên hệ với Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (CESTI, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) để được kết nối với chuyên gia, tư vấn chuyển giao công nghệ.
 
Kế đó, TS. Nguyễn Thị Liên Thương (Viện trưởng Viện Phát triển ứng dụng, Đại học Thủ Dầu Một) sẽ giới thiệu quy trình nuôi trồng nấm dược liệu theo hướng hữu cơ và giải pháp tăng giá trị sản phẩm. Đây là giải pháp trồng nấm theo hướng sản xuất sạch, an toàn, có công nghệ bảo quản tốt, áp dụng các công nghệ sau thu hoạch - công nghệ chế biến - công nghệ tinh chế trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng giới thiệu những sản phẩm chế biến từ nấm cùng phương thức tái sử dụng các phụ phẩm nấm.
 
Sau hội thảo, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ có thể liên hệ với Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (CESTI, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) để được kết nối với chuyên gia, tư vấn chuyển giao công nghệ.
Hoàng Kim
Scroll