1.
Giới thiệu chung về vi sinh vật
Vi sinh vật không phải là một nhóm phân loại trong
sinh giới mà là bao gồm tất cả các sinh vật có kích thước hiển vi, không thấy
rõ được bằng mắt thường, do đó phải sử dụng kính hiển vi thường hoặc kính hiển
vi điện tử. Ngoài ra muốn nghiên cứu vi sinh vật người ta phải sử dụng tới
phương pháp nuôi cấy vô khuẩn.
Vi sinh vật là một
ngành khoa học nghiên cứu về hình thái, cấu tạo, hoạt đống sống của các loại
hình vi sinh vật. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé, muốn thấy được chúng
phải nhìn qua kính hiển vi, đa số các vi sinh vật đều là đơn bào, một số ít là
đa bào vi sinh vật học phát triển rất nhanh và dẫn tới hình thành các lĩnh vực
khác nhau: vi khuẩn học, tảo học, nấm học, virut học.
Vi sinh vật có những đặc
điểm nổi bất như kích thước nhỏ bé nên diện tích bề mặt của một tập đoàn vi
sinh vật hết sức lớn, hấp thụ mạnh và chuyển hóa nhanh, sinh trưởng và phát triển
nhanh, khả năng thích ứng mạnh và dễ phát sinh đột biến. Chính vì những ưu điểm
này mà chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y sinh vi sinh vật
học, vi sinh vật thú y, vi sinh vật công nghiệp, vi sinh vật nông nghiệp, vi
sinh vật thực phầm...
2.
Các vi sinh vật ứng dụng phổ biến trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
2.1
Vi sinh vật ứng dụng phổ biến trong trồng trọt
Các nhóm vi
sinh vật
|
Phân giải
|
Đối kháng
|
Kí sinh côn
trùng
|
Cố định đạm
|
Trừ sâu
|
Xử lý môi trường
|
Vai
trò: phân giải các hợp chất hữu cơ như: protein, lipids, cellulose, lignin...
|
Vai
trò: Ức chế, đối kháng, cạnh tranh thức ăn, nguồn dinh dưỡng hoặc tiết các hoạt
chất thứ cấp hạn chế sự sinh trưởng phát triển của các VSV gây bệnh hại cho cây trồng
|
Vai
trò: kí sinh các côn trùng gây bệnh hại cho cây trồng
|
Vai trò: : cố định đạm, tăng nguồn thức ăn đạm hữu
cơ cho cây trồng
|
Vai
trò: phòng trừ, tiêu diệt một số loại sâu sống trên cây trồng
|
Vai
trò: làm giảm hàm lượng kim loại nặng trong đất (Cu, Ni, As, Pb, ...). Giảm
các hợp chất hữu cơ, hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước
|
VSV
điển hình: Bacillus, nấm men, xa khuẩn, nấm mốc, ...
|
VSV
điển hình: Pseudomonas, Bacillus, Trichoderma, Penicilium
|
VSV
điển hình: Nấm xanh, nấm trắng, nấm tím, Chaetomicum
|
VSV điển hình: Azotobacter, Rhizobium, bèo hoa dâu, nấm
rễ mycorrhiza
|
VSV
điển hình: Bacillus thuringiensis
|
VSV
điển hình: vi khuẩn sắt, nấm mốc
|
2.2
Các vi sinh vật được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, thủy sản
Các nhóm vi
sinh vật
|
Bổ sung vào thức
ăn nuôi
|
Bổ sung môi
trường nuôi
|
Xủ lý chất thải
hữu cơ
|
Vai
trò: giúp tăng cường sự hấp thu, tiêu hóa tốt, gia tăng hệ số sử dụng thức
ăn.
Phòng
ngựa tiêu chảy, tăng hệ vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa
|
Vai
trò: giảm ô nhiễm đáy ao, phân giải thức ăn dư thừa, giảm hàm lượng các khí độc
NH3, H2S, tăng thêm lượng vi khuẩn có lợi trong môi trường
nuôi
|
Vai
trò: giúp phân giải phân chuồng trại, khủ mùi hôi, phân giải chuyển hóa các chất
thải chăn nuôi, làm đệm lót sinh thái
|
VSV
điển hình: Lactobacillus, Bacillus, Nấm men
|
VSV
điển hình: Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, Lactobacilus,
Rhodopseudomonas
|
VSV
điển hình: Trichoderma, xạ khuẩn, Bacillus, nấm men
|
3.
Quy trình nhân sinh khối vi sinh vật có lợi
- Bước 1: Thu nhận mẫu đất từ các vườn cây trên khắp
các vùng miền đất nước.
- Bước 2: Tiến hành phân lập chủng VSV trong phòng
thí nghiệm
- Bước 3: Lựa chọn được những chủng VSV có hoạt tính
mong muốn
- Bước 4: Lưu
trữ và bảo quản giống.
- Bước 5: Nhân giống (cấp 1, cấp 2, cấp 3, ...)
- Bước 6: Lên
men vi sinh vật ở quy mô lớn Bioreactor
- Bước 7: Phối trộn các chủng vi sinh với nhau tạo sản
phẩm chế phẩm vi sinh
- Bước 8: Đóng gói, bảo quản
Hình:
Sơ đồ nhân sinh khối chủng vi sinh vật có lợi trong nông nghiệp
Tùy thuộc vào mục
đích mà ta sẽ sử dụng riêng từng loại vi sinh hoặc kết hợp các chủng VSV. Cần
hiểu rõ được đặc tính, vai trò của từng loại VSV để ứng dụng một cách hợp lý
vào nông nghiệp.