Công nghệ đóng hộp rau quả quy mô gia đình

Như chúng ta đã biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây đang thu về hàng tỷ USD, song số lượng trái cây được chế biến sâu rất ít, chúng ta mới chỉ xuất sản phẩm thô là chủ yếu. Do vậy, giá trị gia tăng còn thấp.

Vì sao doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia thị trường chế biến trái cây lúc này? Theo ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cùng với sự tăng về diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Từ con số vài trăm triệu USD/năm, đến năm 2016 đã đạt con số 2,45 tỷ USD, trong đó ước tính các sản phẩm cây ăn quả chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu. Riêng 10 tháng đầu năm 2017, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 2,48 tỷ USD, tăng hơn 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng trái cây tươi nên giá trị gia tăng thấp và bị tác động bởi các rào cản kỹ thuật như: Kiểm dịch thực vật, chất lượng trái cây giảm nhanh, thời gian bảo quản ngắn do chưa có các công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… Giải pháp hàng đầu được các chuyên gia đưa ra chính là áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ông Roberto Benvenuti, Phụ trách kinh doanh và marketing công ty Bertuzzi Food Processing Italia nhấn mạnh, công nghệ chế biến trái cây sẽ giúp trái cây Việt Nam cạnh tranh tốt và có giá trị gia tăng cao hơn. Nếu Việt Nam quan tâm tới đầu tư công nghệ chế biến sâu, giá trị lợi nhuận thu về sẽ rất lớn.

 

Cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ (techport.vn) xin giới thiệu Quý độc giả Quy trình đóng hộp rau, trái cây. Quy trình này sản xuất các loại sản phẩm đóng hộp từ các loại rau, trái cây như xoài, dứa, nhãn, vải, ngó sen, bắp non, ớt, hành…

Quy trình này sản xuất: Nguyên liệu->Xử lý sơ bộ->Rửa->Ngâm dung dịch xử lý->Rửa->Chần->Xếp hộp ->Rót nước->Ghép nắp->Thanh trùng->Làm nguội->Thành phẩm->Bảo quản.

• Nguyên liệu: yêu cầu đạt chất lượng và đồng đều.

• Xử lý sơ bộ: tùy loại nguyên liệu để xử lý khác nhau, lưu ý đậu Hà Lan, đậu côve rất chóng héo và dưa leo rất dễ bị teo sau chế biến.

• Chần: để tránh sản phẩm có màu sắc không mong muốn.

• Rót dung dịch đã được xử lý có pH phù hợp để giúp bảo quản sản phẩm, tránh ăn mòn bao bì kim loại.

• Thanh trùng trong điều kiện chân không để tiêu diệt vi sinh vật và giữ được chất lượng và cảm quan của sản phẩm (hạn chế mất màu, mất chất và mềm nhũn rau).

Dây chuyền đóng lon thiếc rau củ quả (nông sản như bắp, các loại đậu như đậu hà lan, côve...) công suất 12.500.000 lon (loại 1.000 ml)/ năm.

Dây chuyền đóng hũ nhựa (dưa chuột...): (không kể công đoạn rửa, cắt gọt… chỉ tính công đoạn chế biến là hấp chín) công suất 5.000.000 hũ (loại 1.000 ml)/ năm. Sử dụng hũ nhựa (chai PET), lưu ý nhiệt độ thanh trùng không được cao (≤ 85 độ C).

Thông tin chi tiết về Quy trình này sản xuất các loại sản phẩm đóng hộp, Quý khách vui lòng liên hệ với Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM; ĐT: (028) 35210735 - Fax: (028) 3829 1957; Email: techmart@cesti.gov.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.



Nguồn: techport.vn
Scroll