Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 1982
Địa chỉ : 54 Trần Khánh Dư, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại : 028 39103069
Fax :
Người đại diện : Lê Minh Hùng
Chức vụ/ Chức danh :
 

    • Công nghệ thực phẩm
      Trồng trọt

  • a) Công nghệ sau thu hoạch:
    - Các yếu tố tác động đến công nghệ và sự biến đổi chất lượng nông lâm thủy sản; công nghệ sinh học sau thu hoạch; tính chất lý hóa sinh, thành phần dinh dưỡng nông sản thực phẩm;
    - Quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa và cơ lý trong giai đoạn cận thu hoạch, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản;
    - Các thông số cơ bản trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, muối biển, thực phẩm chức năng;
    - Công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, muối biển, thực phẩm chức năng và thức ăn thủy sản;
    - Công nghệ xử lý và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp;
    - Đánh giá phân tích chất lượng và tồn dư chất độc hại trong nông sản, thủy sản và thực phẩm.
     
    b) Phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo từ các chất phế thải trong nông, lâm nghiệp và công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng;
     
    c) Điều tra, khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
     
    d) Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước vào sản xuất; thực hiện công tác khuyến nông về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch theo phân công của Bộ trưởng; tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
     
    Sản phẩm, Dịch vụ Khoa học - Kỹ thuật – Công nghệ đã thực hiện cung cấp chuyển giao:
    1. Canh tác, chăm sóc trước thu hoạch
    • Công nghệ và hệ thống dây chuyền sản xuất mạ thảm đồng bộ, quy mô công nghiệp, góp phần hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết, giảm các chi phí đầu vào từ 10-50% (lao động, phân bón, giống, diện tích nuôi mạ) tăng năng suất lúa 15-20%, tạo điều kiện thuận lợi để CGH khâu cấy. Đạt Cúp Vàng Hội chợ Techmart Việt Nam 2005.
    • Mẫu máy cấy mạ thảm 6 hàng MC-6-20 và MC-6-25, năng suất 0,12-0,15 ha/h;
    • Các mẫu máy và thiết bị phục vụ khâu sản xuất cây giống: Hệ thống thiết bị sản xuất giá thể năng suất 0,5-2 tấn/h bao gồm máy đóng bầu mềm với các kích thước bầu khác nhau để sản xuất bầu giống mía và giống cây lâm nghiệp, kết cấu gọn nhẹ có điều khiển tự động.
    • Hệ thống máy chăm sóc mía giữa hàng: máy kéo 4 bánh hai cầu chủ động cỡ nhỏ 18-20 ml., máy bạt gốc, máy phay, máy bón phân và máy vun luống. Năng suất: 0,3-0,4 ha/h.
    • Nhà trồng rau, hoa, cây giống (Nhà trồng đơn giản, nhà trồng trung bình, nhà trồng hiện đại) thích hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam bao gồm:
    • Mô hình nhà trồng kiểu đơn giản: diện tích 200-1000 m2
    • Mô hình nhà trồng kiểu trung bình, trồng các loại rau, hoa, cây giống: diện tích 400 m2 có hệ thống tưới phun sương, chế độ tưới phù hợp với yêu cầu nông học của cây trồng
    • Mô hình nhà trồng kiểu hiện đại. (Trồng các loại rau, hoa, cây giống có giá trị kinh tế cao): diện tích 500 m2, có hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun sương điều khiển tự động với chế độ tưới phù hợp với yêu cầu nông học của cây trồng; hệ thống làm mát không khí trong nhà trồng bằng tấm bốc hơi, tản nhiệt.
    2. Thu hoạch
    • Hai mẫu máy liên hợp thu hoạch lúa GLH-1500 và GLH-1800: Năng suất (ha/h): 0,2-0,3 (với GLH-1500) và 0,5 - 0,65 (với GLH-1800); Động cơ diezen (HP): 36 (GLH-1500) và 54 (GLH-1800); Độ sạch sản phẩm (%): > 98; Tổng hao hụt (%): < 2.
    • Máy liên hợp thu hoạch bắp ngô trên đồng kết hợp băm thân cây, rải đều trên đồng với năng suất 0,3 - 0,5 ha/h.
    • Các mẫu máy tẽ ngô phù hợp với các vùng chuyên canh ngô: máy tẽ ngô thương phẩm TN-4 và máy bóc bẹ-tẽ hạt BBTH-4 dùng để tẽ các loại ngô có độ ẩm khác nhau, năng suất từ 3-4 tấn/h;
    • Máy chặt mía rải hàng CMRH-0.1 năng suất 0,1ha và máy bóc lá mía BLM-1.0: năng suất 1T/h, phù hợp điều kiện thu hoạch mía quy mô nhỏ ở một số vùng nguyên liệu mía;
    • Máy liên hợp thu hoạch mía nguyên cây: Máy thu hoạch một hàng cây, năng suất 10-12 tấn/h, thực hiện cùng một lúc các công đoạn: cắt ngọn, cắt gốc, bóc lá và xả đống theo định lượng trên đồng.
    • Máy liên hợp thu hoạch lạc năng suất 0,2 ha/h phù hợp vùng trồng lạc tập trung.
    3. Chế biến và bảo quản nông lâm sản
    • Hệ thống thiết bị chế biến hạt giống cây trồng (lúa, ngô, đậu đỗ) chất lượng cao qui mô 1-1,5 tấn/h. Sản phẩm được nhận “Huy chương vàng” Hội chợ Techmart 2003, “Cúp vàng nông nghiệp năm 2005” và được bầu chọn là 1 trong 30 kết quả nghiên cứu-chuyển giao nổi bật nhất của các chương trình KHCN cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005;
    • Các loại máy sấy hạt nông sản quy mô từ 0,2-30 tấn/mẻ và các máy sấy rau quả quy mô 50-1.000 kg/mẻ. Sản phẩm đã được chuyển giao cho hầu hết các tỉnh trong cả nước.
    • Các loại kho lạnh, kho cấp đông, kho bảo ôn qui mô khác nhau (dung tích từ 10 - 200m3) để bảo quản nông sản và hải sản, chế tạo hoàn toàn trong nước, điều chỉnh tự động nhiệt độ và độ ẩm trong kho.
    • Mô hình sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi (Packing house) qui mô tập trung năng suất: 10– 15 tấn/ngày.
    • Công nghệ “coating” bảo quản cam đã áp dụng cho các địa phương: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Nghệ An với qui mô trên 500 tấn;
    • Các chế phẩm bảo quản (đã ứng dụng bảo quản vải thiều, cam, bưởi quy mô lớn ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Giang, Hưng Yên và Phú Thọ):
    • Quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm hấp phụ ethylen AR3 và TH4 (độ hấp phụ 10 mg/kg) trong bảo quản rau quả tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tăng hiệu quả bảo quản lên 20-40% so với đối chứng, giảm tỷ lệ tổn thất từ 20-25% xuống dưới 10%.
    • Qui trình công nghệ sản xuất và ứng dụng 3 loại màng composit sinh học (2 loại cho quả có múi và 1 loại cho cà chua, dưa chuột). Giá thành chế phẩm tạo ra chỉ bằng 60-70% giá thành chế phẩm nhập ngoại.
    • Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học nấm men đối kháng Candida sake, Rhodotorula minuta (108-109CFU/g), chế phẩm vi khuẩn đối kháng Pseudomonas siringae (108-109CFU/g) để bảo quản rau quả. Kết quả sau 30-40 ngày, tỷ lệ hư hỏng <5%, đạt yêu cầu VSATTP
    • Công nghệ bảo quản quả vải tươi: Sử dụng công nghệ bao gói khí điều biến (MAP) và công nghệ bảo quản lạnh kết hợp với chất hấp thụ etylen R3 để bảo quản vải tươi với qui mô 30-50 tấn/kho, thời gian bảo quản từ 28-30 ngày, tỷ lệ hao hụt dưới 7%. Đã chuyển giao cho các hộ chuyên doanh vải quả tại vùng vải Bắc Giang, Hưng Yên từ năm 2002 đến nay với qui mô hàng trăm tấn/vụ.
    • Công nghệ và thiết bị chế biến chè đắng: Quy trình công nghệ chế biến chè nhúng túi lọc và chè cắt thành dải từ chè đắng đã trưởng thành có tỷ lệ xơ cao 33-35% đạt chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; Thiết bị trong dây chuyền chế tạo hoàn toàn trong nuớc, dễ sử dụng, vận hành. Đoạt giải Ba VIFOTECH 2004.
    4. Công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón vi sinh:
    • Dây chuyền thiết bị sản xuất phân hữu cơ vi sinh qui mô 10.000-15.000 tấn/năm, đã chuyển giao nhà máy cho Tiền Giang, Kiên Giang, Thanh Hoá, Nghệ An và xuất khẩu sang Lào.
    • Phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng chế xuất bằng công nghệ vi sinh dùng cho cây lương thực, cây rau, cây màu. Đã triển khai trên diện rộng tại vùng khoai tây Quế Võ (Bắc Ninh), vùng Rau (Gia Lâm và Đông Anh), lúa, ngô Yên Thành (Nghệ An).

  • DỊCH VỤ CUNG CẤP

    • Tư vấn lựa chọn công nghệ và nhà cung ứng

  • SẢN PHẨM
  • Quy trình công nghệ và thiết bị xử lý mủ, rửa và ủ chín xoài

     

    SẢN PHẨM

    • grid
    • list
    Sản phẩm / trang:
    Tổng số 4 sản phẩm

    ĐƠN VỊ TƯ VẤN KHÁC

    Scroll