Sản xuất hoạt chất kích thích sinh học từ axit humic và rong tảo

Các hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng nhiều trong nông nghiệp để kích thích sinh trưởng (tăng nảy mầm, phát triển rễ, chồi, mầm, ra hoa đậu quả,...) và tăng sức đề kháng cho cây (kháng virus, chống stress,...).

Các hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng nhiều trong nông nghiệp để kích thích sinh trưởng (tăng nảy mầm, phát triển rễ, chồi, mầm, ra hoa đậu quả,...) và tăng sức đề kháng cho cây (kháng virus, chống stress,...). Báo cáo "Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng axit humic và rong tảo trong sản xuất hoạt chất kích thích sinh học" do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 16/11/2018, tại 79 Trương Định, Quận 1 phục vụ các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu sẽ giới thiệu sâu về nội dung này.

Chương trình chi tiết như sau:

Phần I: Tổng quan xu hướng nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam.
1. Tổng quan nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp.
2. Xu hướng ứng dụng axit humic và rong tảo trong hoạt chất kích thích sinh học.
Trình bày: TS. Lê Công Nhất Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau).


Phần II: Phân tích xu hướng nghiên cứu và ứng dụng axit humic và rong tảo trong sản xuất hoạt chất kích thích sinh học trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế
Trình bày: KS. Đỗ Huỳnh Hải Yến (Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM).


Phần III. Nghiên cứu và sản xuất hoạt chất kích thích sinh học tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
1. Nghiên cứu sản xuất hoạt chất kích thích sinh học từ rong, tảo và cá.
Trình bày: Eric Bo (China National Huachen Energy Group Co.) và ThS. Lâm Văn Thông (Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau).

2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất hoạt chất kích thích sinh học: phun bọc viên phân, phối trộn, phản ứng hóa học.
3. Đánh giá hiệu quả bổ sung hoạt chất kích thích sinh học trên các loại cây trồng tại Việt Nam.
Trình bày: TS. Lê Công Nhất Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau).


Phần VI: Thảo luận

Một số sản phẩm sẽ được trưng bày tại buổi báo cáo:
1. Sản phẩm N. humate TE - Sản phẩm tích hợp đạm (28-35% N) với acid humic (3-7%) và các nguyên tố vi lượng (Trace elements) là Kẽm và Boron.
2. Các loại phân bón urea và NPK bổ sung các chất có hoạt tính sinh học của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau.

Để công tác tổ chức tiếp đón được chu đáo, Quý đơn vị quan tâm điền phiếu đăng ký tham dự và gửi về địa chỉ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (Phòng Cung cấp Thông tin)

Địa chỉ: 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3824 3826 (Hải Yến)

Fax: (028) 3829 1957

Email: xuhuongcongnghe@cesti.gov.vn

* Quý vị có thể tải Thư mời, Phiếu đăng ký tham dự hoặc Đăng ký trực tuyến tại đây.

Scroll