Tất cả loại chất lỏng như dầu, xăng, kem, socola hay bia rượu đều có một mứt độ nhớt riêng. Độ nhớt sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển động của chất lỏng. Nếu độ nhớt này có chỉ số quá cao hoặc quá thấp đều không tốt.
Độ nhớt thường được gọi là lực cản của chất lỏng. Bạn có thể nghĩ về nước ( có độ nhớt thấp) và mật ong (có độ nhớt cao). Tuy nhiên, định nghĩa này có thể gây nhầm lẫn khi chúng ta nhìn vào các chất lỏng có mật độ phân tử khác nhau. Chính vì vậy không thể so sánh độ nhớt bằng mắt thường được.
Ở mức độ phân tử, độ nhớt là kết quả của sự tương tác giữa nhiều phân tử khác nhau trong chất lỏng. Điều này cũng có thể được hiểu là ma sát giữa các phân tử trong chất lỏng. Cũng giống như trong trường hợp ma sát giữa các chất rắn chuyển động, độ nhớt sẽ xác định năng lượng cần thiết để tạo ra dòng chảy chất lỏng, Chất lỏng nào có mật độ phân tử càng cao thì chỉ số nhớt càng cao.
Mỗi chất lỏng có độ nhớt riêng của nó và có thể đo lường để xác định được gọi là chỉ số nhớt hay thông số nhớt, được biểu thị bằng chữ cái tiếng Hy lạp. Hệ số tỷ lệ thuận với hiệu suất cần thiết để cắt một chất lỏng. Một chất lỏng chứa độ nhớt phải cần 1 nguồn áp lực để di chuyển. Sự khác biệt về vận tốc của chất lỏng giữa cạnh tiếp xúc (nơi nó bằng 0) và trung tâm là một thước đo khác của độ nhớt. Độ dốc vận tốc này là nhỏ đối với chất lỏng nhớt,có nghĩa là vận tốc không lớn hơn nhiều ở trung tâm so với hướng của nó.
Phương pháp đo độ nhớt
Có nhiều cách giúp bạn xác định độ nhớt từ thủ công đến sử dụng các phương pháp hiện đại nhất, chẳng hạn như sử dụng các loại cốc đo độ nhớt và thiết bị đo độ nhớt.
Cốc đo độ nhớt sử dụng phương pháp độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn ở một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes (cSt = mm2/s).Có rất nhiều cốc đo độ nhớt khác nhau như: cốc Zahn, cốc DIN, cốc Ford, cốc iso…mỗi loại được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau.
Các loại cốc đo độ nhớt
Máy đo độ nhớt quay đo các mô-men xoắn cần thiết để biến một đối tượng trong một chất lỏng như một chức năng của độ nhớt của chất lỏng. Phương pháp này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Loại máy đo độ nhớt phổ biến nhất hiện nay là máy đo độ nhớt Brookfield Amatek – Mỹ, có thể xác định chính xác độ nhớt của nhiều loại chất lỏng khác nhau với kết quả chính xác nhất.
Hiện nay, máy đo độ nhớt Brookfield đang được công ty TNHH TM Rồng Tiến phân phối với các dòng sản phẩm như: máy đo độ nhớt cảm ứng DV2TLVTJ0, máy đo độ nhớt dạng cơ…
Theo đó, với dòng sản phẩm máy đo độ nhớt cảm ứng DV2TLVTJ0, thiết bị này có thiết kế đẹp dễ sử dụng, cài đặt tốc độ khuấy bằng cảm ứng chạm, hiện số trên màn cảm ứng TouchScreen, rất thích hợp để phục vụ trong các ngành nghề như thực phẩm, mỹ phẩm, dược, sơn, mực in, nghiên cứu…
Máy đo độ nhớt cảm ứng DV2TLVTJ0
Trong khi đó, máy đo độ nhớt dạng cơ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, ngành sơn - mực in, trường đại học, viện nghiên cứu. Thiết bị này rất đơn giản và thân thiện với người dùng.
Máy đo độ nhớt dạng cơ
Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ nhớt Brookfield Amatek là xoay một trục chính (được nhúng trong chất lỏng thử nghiệm) thông qua một lò xo hiệu chuẩn. Kéo nhớt của chất lỏng chống lại trục chính được đo bằng lò xo lệch.
Độ lệch của máy đo độ nhớt được xác định bằng phương pháp đo độ nhớt quang học. Đo sự thay đổi ở vị trí trục xoay do lực nhớt của chất lỏng chống lại trục chính. Máy đo độ nhớt brookfield sử dụng đơn vị độ nhớt là Poise, centiPoise, Pascal hoặc milliPascal giây.
Nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Công ty IMAG thuộc Tập đoàn Messe Muenchen International – Cộng hòa Liên bang Đức, tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 chuyên ngành công nghệ thí nghiệm, phân tích và công nghệ sinh học (analytica Vietnam 2019) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 03 – 05 tháng 4 năm 2019. Tại triễn lãm sẽ trưng bày, giới thiệu các công nghệ trong lĩnh vực thí nghiệm, phân tích, chuẩn đoán và công nghệ sinh học. Đây đồng thời là triễn lãm thương mại quốc tế quan trọng nhất và tập trung toàn bộ các ngành công nghiệp liên quan cũng như các chủ đề của thí nghiệm trong nghiên cứu và công nghiệp.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Phòng Thông tin Công nghệ
79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3822 1635 – 3825 0602 – Fax: (028) 3829 1957
ĐTDĐ: 081 666 0603 (gặp Thiên Thư) – Email: thienthu@cesti.gov.vn
Techport.vn