Trạm quan trắc thời tiết tự động là một hệ thống được sử dụng để thu thập và ghi lại các thông số thời tiết và khí hậu khác nhau. Hệ thống bao gồm các thiết bị và cảm biến được cài đặt tại một vị trí cụ thể để đo và ghi lại dữ liệu. Về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió và nhiều thông số khác liên quan đến môi trường khí tượng.
Mục đích lắp đặt hệ thống quan trắc thời tiết tự động, liên tục
Trước tiên, cần phải hiểu việc theo dõi thời tiết liên tục cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: dự báo thời tiết để trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, nghiên cứu,…
Lắp đặt các trạm quan trắc thời tiết giúp các ban quản lý/cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, kiểm soát, các thông số liên quan đến môi trường khí tượng. Dựa vào các thông tin đã thu thập, đưa ra các cảnh báo, dự báo thời tiết nguy hiểm. Như bão, lũ, hạn hán, sóng thần,…Đồng thời sẽ có những biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Hệ thống cũng giúp thay thế các phương pháp giám sát truyền thống trước kia. Cho phép theo dõi online qua các thiết bị thông minh như smartphone, tablet, laptop. Đảm bảo các thông số cập nhập liên tục-chính xác và hạn chế được nguồn nhân lực trong quá trình kiểm tra.
Tìm hiểu chi tiết trạm quan trắc thời tiết tự động
Trạm quan trắc thời tiết tự động là một hệ thống đo lường và thu thập dữ liệu về các thông số thời tiết khác nhau một cách tự động và liên tục. Hệ thống này thường bao gồm các thiết bị cảm biến, trạm thu thập dữ liệu và phần mềm quản lý ATSCADA xử lý dữ liệu.
Các cảm biến môi trường
Thiết bị cảm biến đo lưu lượng mưa
Cảm biến đo lưu lượng mưa trong trạm quan trắc thời tiết tự động. Được sử dụng để đo và ghi lại lượng mưa tại một vị trí cụ thể. Cảm biến này giúp xác định mức độ và tần suất mưa trong một khoảng thời gian nhất định.
Thiết bị cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển
Cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo nhiệt độ của môi trường. Nó thường sử dụng các phương pháp đo điện trở hoặc hiệu ứng nhiệt để xác định nhiệt độ.
Cảm biến độ ẩm được sử dụng để đo lượng hơi nước có trong không khí, biểu thị độ ẩm của môi trường.
Cảm biến áp suất khí quyển được sử dụng để đo áp suất của không khí xung quanh. Dữ liệu áp suất khí quyển được sử dụng để theo dõi thay đổi áp suất trong thời gian, đo độ cao, và phân tích ảnh hưởng của áp suất lên các điều kiện thời tiết và môi trường.
Thiết bị cảm biến đo tốc độ gió và hướng gió
Cảm biến tốc độ gió là đo lường và ghi lại tốc độ chuyển động của gió. Dữ liệu tốc độ gió đơn vị đo như mét/giây (m/s), km/giờ (km/h), hay dặm/giờ (mph).
Cảm biến hướng gió được sử dụng để xác định hướng mà gió đang thổi. Cung cấp thông tin về góc đo từ 0° đến 360° (hoặc từ 0° đến 359°) đại diện cho hướng gió.
Cảm biến tốc độ gió và hướng gió thường được kết hợp thành một thiết bị đo gọi là anemometer. Anemometer đo và ghi lại cả tốc độ gió và hướng gió cùng một lúc. Cung cấp thông tin toàn diện về gió trong môi trường đo.
Thiết bị cảm biến tia UV
Được sử dụng để đo và ghi lại mức độ tia cực tím (UV – Ultraviolet) từ nguồn ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia UV khác. Cảm biến này giúp xác định mức độ tia UV trong môi trường xung quanh.
Dòng Cảm biến tia UV RK200-07 là công cụ chính xác được sử dụng để đo bức xạ tia cực tím của mặt trời (UVA & UVB). Sử dụng một bộ lọc quang học để loại bỏ các tín hiệu nhiễu từ các nguồn ánh sáng khác, đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của kết quả đo lường.
Thiết bị cảm biến bức xạ năng lượng mặt trời
Dữ liệu từ cảm biến bức xạ năng lượng mặt trời được sử dụng để đánh giá hiệu suất năng lượng mặt trời. Xác định mức độ nhiễu của ánh sáng mặt trời, nghiên cứu về lượng năng lượng mặt trời nhận được tại một vị trí cụ thể và theo dõi thay đổi môi trường và thời tiết.