Ứng dụng của ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của sinh vật, tế bào thực vật và động vật. Techport.vn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cụ thể theo đường dây nóng 84-028-38221635 dành cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu tìm mua, nhu cầu khai triển dự án kinh doanh, dự án khởi nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Giới thiệu về công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật nhằm sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Bên cạnh đó, giúp phát triển kinh tế - xã hội và các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.

công nghệ sinh học trong nông nghiệp 1 

Ứng dụng của ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp tạo nên những đột phá mới

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Là lĩnh vực công nghệ sinh học có nhiều đóng góp trong việc cải thiện giống cây trồng, xây dựng những kỹ năng canh tác mới, nghiên cứu quá trình cố định đạm ở một số loại cây giống điển hình như đậu.

Công nghệ sinh học trong cải thiện và nhân giống cây trồng nhanh chóng. Trong đó có 4 lĩnh vực chính:

- Ứng dụng kỹ thuật chọn dòng tế bào biến dị soma

- Nhân giống trong ống nghiệm

- Lai vô tính

- Sản xuất cây đơn bội

Cố định đạm và biến nạp gen nif. Dùng kỹ thuật gen tách gen nif từ các cơ thể cố định đạm chuyển sang các cây trồng quan trọng như lúa, ngô là một mô hình lý tưởng của các nhà tạo giống.

Các phương pháp canh tác mới, bao gồm: Phương pháp màng dinh dưỡng, hệ thống thủy canh.

Công nghệ sinh học trong chăn nuôi, bao gồm: Kỹ thuật cấy chuyển phôi, tạo chế phẩm phòng tránh bệnh cho động vật.

Những sản phẩm áp dụng công nghệ sinh học được sử dụng rộng rãi hiện nay

Công nghệ sản xuất giấm gỗ

Giấm gỗ còn gọi là axit pyroligneous là một sản phẩm phụ từ nhiệt phân than gỗ, nó là chất lỏng tạo ra từ việc đốt cháy gỗ tươi trong điều kiện yếm khí. Khi khí được làm lạnh, nó ngưng tụ thành chất lỏng.

Nghiên cứu thành phần của giấm gỗ cho thấy, trong giấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất, nhưng khoảng 80 – 90% là nước. Trong 10 – 20% còn lại có hơn 1.100 chủng loại các chất bao gồm các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của giấm gỗ là thành phần axit axetic, nó có khoảng 3 – 5%. Phenol cũng là thành phần chủ yếu của giấm gỗ và chiếm vài phần trăm (%).

Giấm gỗ có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, tiêu diệt, xua đuổi một số sâu bọ và côn trùng, ruồi muỗi, kiến dán, làm lành vết thương thực vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, khử mùi hôi, xử lý môi trường rác thải.

công nghệ sinh học trong nông nghiệp 2 

Giấm gỗ được sử dụng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất

Dầu Neem

Dầu Neem 100% được chiết xuất từ nhân hạt Neem (Kernel seed) có chứa azadirachtin, salanin và nimbi, ảnh hưởng lên hơn 600 loài gây hại khác nhau như: côn trùng, tuyến trùng, nấm, virus và hoàn toàn không độc cho người, gia súc và các sinh vật có lợi khác.

Ưu điểm:

- Dễ phân hủy sinh học, diệt trừ sâu phổ rộng;

- Phân hủy sinh học hoàn toàn, thân thiện với môi trường;

- Không để lại dư lượng trên cây;

- Không gây kháng thuốc nhờ tác dụng hiệp đồng của nhiều hoạt chất;

- Hoàn toàn hữu cơ nên không gây độc cho người phun xịt khi tiếp xúc.

công nghệ sinh học trong nông nghiệp 3 

Dầu neem được ứng dụng phổ biến trong việc bảo vệ cây trồng và trị sâu bệnh

Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp (than bùn, phân chuồng, vỏ cà phê...)

Giới thiệu các chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh (HCVS):Quy trình công nghệ:

1. Vỏ cà phê được nghiền nhỏ, trộn đều than bùn, phân chuồng theo tỷ lệ thích hợp, chỉnh độ ẩm của nguyên liệu (độ ẩm từ 60-65%).

2. Rải đều chế phẩm BIO-F với tỷ lệ 1 kg/tấn nguyên liệu, trộn đều. Tạo đống ủ có chiều cao 0,8-1,5 m, chiều rộng 1,5-2 m. Phủ bạt và ủ trong thời gian 10-30 ngày (tùy theo nguyên liệu).

3. Đảo trộn đống ủ sau 5-7 ngày/lần và tiếp tục ủ.

4. Sau thời gian ủ thích hợp, dàn đều khối ủ để giảm độ ẩm đến 20-25%, sàng qua lưới có kích thước nhỏ, thêm vào 1kg BIO-AP, trộn đều, đóng bao.

5. Tùy theo chế độ bón cho từng loại cây và từng thời điểm mà bổ sung thêm N-P-K, xay mịn và đóng bao, ta được chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh.

Quy trình và thiết bị đơn giản, tận dụng nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm sinh học (được sản xuất trong nước: BIO-F và BIO-AP) để sản xuất ra phân bón hữu cơ vi sinh đạt TCVN.

Giá thành thấp hơn so với chế phẩm và công nghệ nhập ngoại cùng loại.

công nghệ sinh học trong nông nghiệp 4 

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh giúp tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao

Techport được thiết kế, vận hành theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng qua việc cho phép các thành viên được tự chủ mọi hoạt động giao dịch của mình trong hệ thống. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm mua, nhu cầu khai triển dự án kinh doanh, dự án khởi nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học trong nông nghiệp có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 84-028-38221635.

Scroll