Máy in 3D từ nhựa tái chế

Anh Nguyễn Tiến Ước (TPHCM) cùng các cộng sự, đã cải tiến máy in phổ thông thành máy in 3D nhựa tái chế. Máy in 3D từ nhựa tái chế có thể tận dụng được nhựa từ các chai, ly nhựa và từ nhựa pet , pp phế từ vải không dệt khẩu trang, túi ,khăn giấy… ) để tái chế chúng thành các sản phẩm hữu ích, nhằm bảo vệ môi trường cũng như giảm giá thành nhựa in.
Công nghệ in 3D là công nghệ in ấn tạo ra sản phẩm có hình dáng 3D mà ta có thể cầm nắm được, sử dụng được trong đời sống hiện nay một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất. Hiện nay có rất nhiều loại máy in 3d từ các sợi nhựa. Nhưng chưa có phổ biến về máy in sử dụng nhựa tái chế. Máy in 3D từ nhựa tái chế có thể tận dụng được nhựa từ các chai, ly nhựa và từ nhựa pet , pp phế từ vải không dệt khẩu trang, túi ,khăn giấy… ) để tái chế chúng thành các sản phẩm hữu ích, nhằm bảo vệ môi trường cũng như giảm giá thành nhựa in.
 
Phần lớn máy in 3D hiện sử dụng sợi nhựa nguyên sinh từ acrylonitrile butadiene styrene (ABS) và axit polylactic (PLA) để đảm bảo độ linh hoạt và đồng nhất. Hai loại nhựa này đều là nhựa số 7 trong mã nhận dạng nhựa quốc tế và thường không thuộc dạng được tái chế trong các chương trình tái chế của các nước.
 
Các loại nhựa khác, như polyethylene perephthalate (PET), polyetylen (PE), polypropylen (PP) và nylon cũng có thể được sử dụng để in 3D nhưng ít được dùng vì chúng yêu cầu thiết bị, phương pháp xử lý chuyên dụng hơn và có thể tạo ra các đặc tính in không mong muốn. Ngoài ra, một số loại nhựa, như polyvinyl clorua (PVC) thường không phù hợp để in 3D, do giải phóng khí độc hại khi nóng chảy.
 
Theo anh Nguyễn Tiến Ước, thiết kế của máy khá đơn giản, chỉ cần thay thế một vài bộ phận đùn nhựa là có thể biến một chiếc máy in phổ thông trở thành một máy in nhựa tái chế. Cấu tạo máy vẫn như các máy in thông thường, nhưng khác là có bộ phận nung nóng nhựa và đùn nhựa. Hiệu suất làm việc cao hơn máy in phổ thông khi in và cũng không cần phải phân loại biên dạng chai. Trong khi, máy lại ít làm mất tính chất hóa học và cơ học của nhựa.
 
 
 
Máy in 3D từ nhựa tái chế
 
Theo đó, các chai nhựa được cắt thành các mảnh nhỏ cỡ 2-3 cm rồi cho vào một bộ phận cấp nhựa tự động. Nhựa sẽ đi qua cây đùn và bộ phận nóng chảy được điều khiển bằng một thiết bị nguồn mở do nhóm tự thiết kế để xuống đến đầu in. Cuối cùng, nhựa được đùn ra và lắng lại từng lớp trên một tấm bảng giống như bất kỳ máy in 3D nào.
 
Máy có thể in được nhiều loại nhựa tái chế như nhựa PP phế từ vải không dệt khẩu trang, túi, bỉnh, khăn giấy,… Hay như từ nhựa PET từ chai nước suối, nước ngọt, ly,… Ngoài ra, có thể in kết hợp nhựa PP với hạt gỗ để tạo nên độ cứng cơ học cao.
 
 
Những sản phẩm từ máy in.
 
Cụ thể, nhóm đã thử nghiệm phối trộn nhựa tái chế PET với những phế liệu rắn khác như bột đá, gạch, xi măng, bê tông, cát vụn để tạo ra các sản phẩm in 3D. Một số trở nên cứng và bền hơn, những một số trở nên giòn và dễ gãy. Có rất nhiều công thức phối trộn để tạo ra các hạt vật liệu khả dĩ với những yêu cầu chất lượng khác nhau. Đặc biệt, khi thử phối trộn nhựa PP với bột gỗ, mùn cưa, cho thấy, có thể thay thế đến 30-50% vật liệu gỗ tự nhiên bằng nhựa tái chế mà vẫn tạo ra sản phẩm in 3D có độ bền cơ học lớn.
 
Theo anh Ước, giá thành vật liệu in rất rẻ, chai nhựa pet thì chỉ 10k/kg , nhựa phế PP chỉ 25k/Kg, trộn với gỗ thì giá chỉ 13k/kg. Nhóm sẵn sàng chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần các thiết kế này với những cộng đồng, tổ chức xã hội có nhu cầu. Sản phẩm được trưng bày giới thiệu tại Sàn giao dịch công nghệ - Số 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
 
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ
Phòng Giao dịch Công nghệ
Điện thoại: (028) 3521 0735 – 3822 1635
Chị Diệu Trang (ĐT: 0989.368.985)
Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn
Ngọc Anh
Scroll