Ứng dụng máy quang phổ hồng ngoại trong phân tích thí nghiệm

Phương pháp phân tích theo quang phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân tích rất hiệu quả. Một trong những ưu điểm của phương pháp phổ hồng ngoại vượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ điện tử…) đó là cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏi nhiều phương pháp tính toán phức tạp.

Quang phổ hồng ngoại (gọi tắt là quang phổ IR) là quang phổ được thực hiện ở vùng hồng ngoại của phổ bức xạ điện từ, ánh sáng vùng này có bước sóng dài hơn và tần số thấp hơn so với vùng ánh sáng nhìn thấy. Nhiều kỹ thuât về quang phổ hồng ngoại dựa trên tính chất này, mà hầu hết dựa trên cơ sở của sự hấp thụ quang phổ.

Cũng giống như tất cả phương pháp quang phổ khác, quang phổ hồng ngoại có thể được sử dụng trong công tác xác định và nghiên cứu các hợp chất hóa học.

Phổ kế hồng ngoại thông dụng hiện nay là loại tự ghi, hoạt động theo nguyên tắc như sau: Chùm tia hồngngoại phát ra từ nguồn được tách ra hai phần, một đi qua mẫu và một đi qua môi trường đo – tham chiếu(dung môi) rồi được bộ tạo đơn sắc tách thành từng bức xạ có tần số khác nhau và chuyển đến Detector.

Khi đó, Detector sẽ so sánh cường độ hai chùm tia và chuyển thành tín hiệu điện có cường độ tỉ lệ với phần bức xạ đã bị hấp thu bởi mẫu. Dòng điện này có cường độ rất nhỏ nên phải nhờ bộ khuếch đại tăng lên nhiều lần trước khi chuyển sang bộ phận tự ghi vẽ lên bản phổ hoặc đưa vào máy tính xử lý số liệu rồi in ra phổ..

 

Nguyên lý vận hành của máy quang phổ hồng ngoại

Các số liệu ghi nhận được từ quang phổ hồng ngoại cung cấp rất nhiều thông tin về chất nghiên cứu, chẳng hạn như Nhận biết và đồng nhất các chất, Xác định cấu trúc phân tử, Nghiên cứu động học phản ứng, Xác định độ tinh khiết, Suy đoán về tính đối xứng của phân tử, Phân tích định lượng.

Phương pháp phân tích quang phổ hồng ngoại thế hệ mới

Phương pháp FT – IR (Fourrier Transformation InfraRed) hoạt động dựa trên sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại của vật chất cần nghiên cứu. Phương pháp này ghi nhận các dao động đặc trưng của các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, cho phép phân tích với hàm lượng chất mẫu rất thấp và có thể phân tích cấu trúc, định tính và cả định lượng, với độ nhạy rất cao, ngay cả khi mẫu chỉ có bề dày cỡ 50 nm….

Dựa trên phương pháp này, máy quang phổ hồng ngoại gần (FT-NIR) đã được ra đời và sử dụng rộng rãi trong phân tích hóa học. Đây là một công cụ nhanh và chính xác để phân tích mẫu lỏng, rắn và vật liệu keo mà không làm phá hủy mẫu, tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thời gian thực hiện và hóa chất sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường thiết bị phân tích thí nghiệm, hóa học đã và đang có rất nhiều dòng máy quang phổ hồng ngoại tiên tiến, trong đó có sản phẩm FTIR ALPHA II của tập đoàn Bruker, do Công ty ITS Việt Nam phân phối.

 

Máy quang phổ hồng ngoại FTIR ALPHA II

Theo thông tin từ nhà sản xuất, máy quang phổ hồng ngoại FTIR ALPHA II là sự kết hợp giữa chất lượng vượt trội với chân đế nhỏ gọn và tiện lợi cho người sử dụng. Bên cạnh đó, những kỹ thuật tiên tiến cho phép thiết bị vận hành với độ nhạy cực cao, độ phân giải phổ cao, dải phổ mở rộng…

Bộ đo giao thoa của ALPHA được dựa trên nền tảng quang học của Bruker thiết kế RockSolid. Điều này có nghĩa ALPHA mang lại hiệu suất và kết quả mà mọi người mong đợi từ một máy quang phổ FT-IR Bruker. ALPHA được thiết kế để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi rung động bên ngoài do đó nó có thể được đặt ở bất cứ nơi nào, có thể di chuyển và hoạt động ngay lập tức mà không cần bất kỳ sự liên kết nào.

Các mô-đun lấy mẫu QuickSnapTM cho ALPHA II cung cấp tính linh hoạt lấy mẫu đầy đủ, cho phép phân tích hầu hết mọi loại mẫu, bao gồm chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.. mỗi loại có cấu hình dụng cụ phù hợp. Nhiều phụ kiện lấy mẫu để truyền, phản xạ tổng suy yếu (ATR), phản xạ ngoài và khuếch tán cũng có sẵn để đáp ứng các yêu cầu cho nhiều yêu cầu phân tích khác nhau.

 

Máy được trang bị màn hình điều khiển tích hợp, dễ dàng cho người sử dụng.

ALPHA II được trang bị màn hình điều khiển tích hợp và giao diện người dùng OPUS-TOUCH chuyên dụng, chỉ mất ba lần chạm để đo lường, đánh giá và tạo báo cáo, giúp người dùng vận hành máy quang phổ FTIR dễ dàng hơn. OPUS-TOUCH rất trực quan và hướng dẫn thuận tiện để thông qua quá trình đo lường và đánh giá. Ngoài ra, ALPHA II cũng có thể được vận hành với một PC bên ngoài.

 

Hiệu quả trong phân tích thường quy

ALPHA II cung cấp tất cả khả năng cần thiết để phân tích thông thường một cách hiệu quả. Thiết bị này phù hợp cho các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng như kiểm tra hàng hóa đến hoặc thử nghiệm các sản phẩm trung gian và cuối cùng.

Việc xác định các mẫu không xác định là một yêu cầu phổ biến trong phân tích thất bại, phân tích cạnh tranh và pháp y là cực kỳ đơn giản với ALPHA II.

Thiết bị sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 chuyên ngành công nghệ thí nghiệm, phân tích và công nghệ sinh học (analytica Vietnam 2019) - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) diễn ra từ ngày 03 – 05 tháng 4 năm 2019.
 
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Phòng Thông tin Công nghệ
79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
ĐTDĐ: 081 666 0603 (gặp Thiên Thư) – Email: thienthu@cesti.gov.vn
ĐT: (028) 3822 1635 – 3825 0602 – Fax: (028) 3829 1957
Techport.vn
Scroll