Ngày 21 tháng 01 năm 2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP (hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022) về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường. Trong đó, bổ sung quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc ban hành quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc giúp xác định nhiệm vụ cần triển khai và phân công trách nhiệm bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan trong quá trình quản lý và thực thi hoạt động truy xuất nguồn gốc. Qua đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành trong thống nhất quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc để có các cơ chế thúc đẩy xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, ban hành hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau áp dụng truy xuất nguồn gốc một cách minh bạch, thống nhất.
Thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (nay là Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hơn 30 tiêu chuẩn quốc gia liên quan truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, y tế và đồ chơi trẻ em,… Các tiêu chuẩn này là cơ sở để hướng dẫn cho các doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc vào thực tiễn.
Chi tiết nội dung
“Danh mục các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc”
Techport.vn - Phòng Quản lý Tiêu chuẩn và TBT