22 chuyên đề hội thảo bao gồm tham luận khoa học từ các chuyên gia và hội thảo giới thiệu công nghệ từ các doanh nghiệp sẽ được trình bày trong 2 ngày 25 - 26/11/2021. Chương trình cụ thể như sau:
Sáng ngày 25/11
PHÒNG 1:
09h00-10h00: Công nghệ sản xuất thuốc từ tế bào gốc trung mô người "off-the-shelf" ở Việt Nam trong điều trị các bệnh tự miễn
TS. Phan Lữ Chính Nhân - Phó Viện trưởng Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM
10h00-11h00: Công nghệ tế bào gốc thực vật (hoa hồng, gạo...) tiên tiến ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm
TS. Nguyễn Hữu Hùng - Phó Trưởng Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang
11h00-12h00: Công nghệ nano ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm và khả năng kháng khuẩn bảo vệ sức khỏe con người
Phùng Thị Thảo Nguyên Phó Trưởng phòng chuyên môn - Công ty TNHH Mediworld
PHÒNG 2:
09h00-10h00: Thiết bị khử khuẩn Airtech: Giải pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả
Vũ Tiến Hoàn - Trưởng nhóm Kinh doanh Công ty Cổ phần Airtech Thế Long
10h00-11h00: Ứng dụng thiết bị phân tích chất lượng nước theo chỉ tiêu tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC) phục vụ trong sản xuất dược phẩm
Nguyễn Hoàng Anh - Kỹ sư kinh doanh Công ty TNHH SWAN Analytical Việt Nam
11h00-12h00: Giải pháp cung cấp nước siêu tinh khiết, bảo quản và ủ ấm cho các thiết bị (Hệ thống lọc nước; Tủ nuôi cấy sinh học...) trong phòng thí nghiệm sinh học
Lê Thanh Hiệp - Trưởng phòng Công ty TNHH Kỹ thuật Thương mại Cầu Vồng
Chiều ngày 25/11
PHÒNG 1:
13g30-14g30: Ứng dụng công nghệ tách chiết tự động DNA/RNA bằng hạt từ trong hỗ trợ chẩn đoán Covid19
ThS Nguyễn Thị Xuân Mỵ - Trưởng bộ phận Marketing Công ty TNHH giải pháp y sinh ABT
14g30-15g30: Công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp trong vi khuẩn Bacillus subtilis và tiềm năng ứng dụng trong sản xuất vaccine
PGS.TS. Nguyễn Đức Hoàng - Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học - Trường ĐH Tự nhiên
15g30-16g30: Công nghệ chiết xuất tinh chất tỏi ứng dụng phòng ngừa các bệnh trên đường hô hấp do tác nhân virus
Ngô Trần Thuỳ Trang Chuyên viên phòng R&D - Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu TPH
PHÒNG 2:
13g30-14g30: Công nghệ cố định các chiết xuất thảo dược ở hỗn hợp dầu có tính thấm qua da
ThS. Nguyễn Chí Thành - Giám đốc Công ty TNHH MTV Sắc Mộc Tinh
14g30-15g30: Ứng dụng công nghệ enzyme tạo nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ một số phế phụ phẩm: vụn tổ yến, da cá tra, da ếch...
Th.s Lê Phước Thọ - Giám đốc Công ty TNHH Bio Nông lâm
15g30-16g30: Quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ dùng trong nông nghiệp và môi trường
ThS. Lê Đình Duẩn - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Vi sinh và Môi trường
Sáng ngày 26/11
PHÒNG 1:
8g30-9g30: Giải pháp sinh học toàn diện trong phát triển nông nghiệp sạch, không hoá học (Sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phế phẩm nông nghiệp; Công nghệ lên men sản xuất phân bón sinh học; Thuốc trừ sâu sinh học)
TS.Phạm Minh Nhựt - Trưởng ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Hutech
9g30-10g30: Quy trình kiểm soát sâu bệnh 3 tầng thay thế hóa chất bảo vệ thực vật tổng hợp (Giấm gỗ - Vi sinh BVTV- NanoNeem)
TS. Dương Nguyễn Hồng Nhung - Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp Trường Đại học Quốc tế
10g30-11g30: Công nghệ giải trình tự DNA thế hệ mới và tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp giúp phát hiện các tác nhân gây bệnh trong môi trường (đất, nước, không khí hoặc trong cơ thể động/thực vật)
PGS. TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương - Cố vấn khoa học Công ty TNHH Khoa học KTest
PHÒNG 2:
8g30-9g30: Giải pháp xét nghiệm trong an toàn thực phẩm, các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, … truy xuất nguồn gốc cho nông sản xuất cảng
Henry Bùi - Giám đốc Công ty TNHH MTV KHCN Hoàn Vũ
9g30-10g30: Tăng cường quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng giải pháp đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh vật
Tiến sĩ Phạm Đức Ngọc - Công ty vi sinh ứng dụng Hà Nội
Chiều ngày 26/11
PHÒNG 1:
13g30-14g30: Quy trình thủy phân nhộng ruồi lính đen ứng dụng trong nông nghiệp và sản xuất thức ăn thủy hải sản
TS. Nguyễn Ngọc Hà - Giảng viên Bộ môn Công nghệ Sinh học Môi trường, trưởng Bô môn Độc Chất Môi trường Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - ĐH Nông lâm TP.HCM
14g30-15g30: Công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước nuôi và nước thải phục vụ nuôi tôm siêu thâm canh bền vững
PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn - Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM
15g30-16g30: Ứng dụng que thử phát hiện nhanh hai độc tố ToxA và ToxB của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) trên tôm nuôi ở Tây Nam Bộ
PGS. TS. Trần Văn Hiếu - Phó chủ nhiệm Khoa Sinh học - CNSH, Trường ĐH. KHTN TPHCM
PHÒNG 2:
13g30-14g30: Thermo Scientific Sensititre - Giải pháp mới cho việc xác định MIC trong thử nghiệm kháng sinh đồ/định danh trên thủy sản và thú y
Trần Ngọc Thạch - Trưởng Phòng kĩ thuật Công ty TNHH Mỹ Ân
14g30-15g30: Giải pháp công nghệ hiện đại, tiết kiệm và hiệu quả giúp chẩn đoán sớm các bệnh phổ biến trên tôm nuôi
Th.S. Nguyễn Thị Mỹ Linh Trưởng phòng RD - Công ty TNHH Công nghệ sinh học Khoa Thương
Trải nghiệm nền tảng triển lãm trực tuyến tại:
techmart.techport.vn (vui lòng truy cập bằng trình duyệt hoặc copy link dán vào trình duyệt để được trải nghiệm tốt nhất)
Để biết thêm thông tin, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ
Phòng Giao dịch công nghệ
79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP. HCM
ĐT: (028) 3521 0735 - 3825 0602
ĐTDĐ: 0968 845 770 (gặp chị Hương)
Email: tmhuong@cesti.gov.vn
Techport.vn