Nếu như trước đây, dữ liệu sản xuất đầu vào của doanh nghiệp tùy thuộc vào khả năng nhập liệu của nhân sự trong từng khâu. Quá trình nhập liệu này sẽ dễ xảy ra sai sót làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng trên, hệ thống quản lý sản xuất DAS là một giải pháp hữu hiệu đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất gia công vừa và nhỏ, có phụ thuộc lớn vào yếu tố con người.
Hệ thống quản lý sản xuất DAS sẽ hỗ trợ quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp một cách hiệu quả, theo quy trình khép kín ngay từ khi bắt đầu có đơn đặt hàng đến khi sản phẩm được hoàn thành. Ngoài ra hệ thống này có thể tích hợp vào hệ thống quản trị ERP.
Nhờ vào hệ thống nhập liệu đa dạng cũng như có sự tổng hợp, đối chiếu và bổ sung cho nhau từ phần cứng, phần mềm cũng như sự kết nối cơ sở dữ liệu thống nhất (hệ thống điện toán đám mây) với cơ sở xung quanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp.
Hệ thống này sẽ phát hiện được những sai sót cũng như sự bất hợp lý trong quá trình nhập liệu và cung cấp các thông tin liên quan giúp người quản lý có thể đưa ra phương án để tối ưu hóa sản xuất, cũng như theo dõi tất cả các dữ liệu trong hoạt động sản xuất giữa các phòng ban ngay tại thời điểm đó.
Hệ thống quản lý sản xuất DAS gồm có những chức năng chính như sau:
1. Quản lý lệnh sản xuất:
Chức năng này cho phép người dùng thiết lập và quản lý các lệnh sản xuất với những thông tin khai báo theo yêu cầu đặc thù một cách dễ dàng.
Thông tin của lệnh sản xuất được quản lý và thực hiện chuyển lệnh sản xuất từ Phòng Kinh doanh đến Phòng Kỹ thuật và các phòng ban liên quan khác trong suốt quá trình sản xuất. Có sự liên kết dữ liệu sang các module như quản lý kho, mua hàng, bán hàng Và liên kết với module kế hoạch sản xuất. Từ dữ liệu QTCN để lập kế hoạch sản xuất dẫn đến tiến độ sản xuất các bộ phận có thể theo dõi dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi được quy trình và quản lý được tiến độ sản xuất, từ đó đưa ra những chiến lược cụ thể để gia tăng hiệu quả sản xuất của mình.
2. Quản lý thiết kế:
Sau khi nhận được lệnh sản xuất của Phòng Kinh Doanh, Phòng Kỹ Thuật sẽ bố trí nhân sự trực tiếp thực hiện thiết kế theo yêu cầu của lệnh sản xuất. Ở bước này, bộ phận quản lý có thể theo dõi tiến độ công việc để có phương án điều chỉnh phù hợp.
3. Chức năng quản lý chi tiết sản xuất:
Chức năng này giúp doanh nghiệp quản lý được danh sách chi tiết từng đầu việc được tạo ra trong quá trình thiết kế. Danh sách này sẽ được phân phối đến các xưởng sản xuất để thực hiện gia công theo tiêu chuẩn của phòng thiết kế.
4. Chức năng quản lý nguyên vật liệu sản xuất (BOM):
BOM là cơ sở, căn cứ quan trọng để kế hoạch hóa, tính toán kiểm tra và đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng của doanh nghiệp. Hệ thống giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán về nguồn nguyên vật liệu hiện có bằng cách liên kết với Kho hỗ trợ quản lý danh sách nguyên vật liệu Phôi tương ứng với các chi tiết cần sản xuất. Quá trình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian sản xuất của mình. Khi Phôi có sẵn thì có thể đưa vào gia công ngay mà không cần chờ đợi nhập Phôi.
5. Quản lý gia công:
Bao gồm phân công và thực hiện sản xuất theo các chi tiết đã được Phòng Kỹ thuật thiết kế, lắp ghép chi tiết sản xuất để tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó hệ thống còn giúp quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ thực hiện của nguyên công để đôn đốc cũng như đưa ra giải pháp phù hợp nếu có vấn đề đột xuất xảy ra trong quá trình gia công.
6. Quản lý thành phẩm:
Chức năng quản lý thành phẩm sẽ bao gồm cả quá trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng thành phẩm nhập kho trước khi giao hàng. Giai đoạn này, hệ thống có thể kiểm tra được thành phẩm bị lỗi để doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp, tránh được những sai sót làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ của cả dây chuyền sản xuất.