Hệ thống quản lý kho hàng DAS
Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, các nhà kho có vai trò rất quan trọng, vì đó là nơi tập trung tất cả các nguyên liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Tuy nhiên phần lớn các kho hàng đều gặp phải vấn đề trong quá trình quản lý gây thất thoát hàng hóa, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy sự đổi mới, Hệ thống quản lý kho hàng ra đời để giúp doanh nghiệp tối ưu hoá và cải thiện các quy trình trong quá trình quản lý kho hàng của mình với chi phí hợp lý. Đây là một phần mềm cho phép doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát, điều phối và quản lý hoạt động của kho từ khi hàng hóa chỉ là nguyên liệu thô cho đến khi trở thành thành phẩm để đến tay khách hàng. Đối với người dùng sử dụng điện thoại vẫn có thể thao tác xuất nhập vật tư trực tiếp trên app mà không cần phải mở máy tính.
Các tính năng của hệ thống quản lý kho hàng thông minh DAS:
1. Quản lý danh mục vật tư hàng hóa: hệ thống sẽ quản lý danh sách kho với đầy đủ tất cả thông tin của danh mục trong kho như: tên vật tư mà số thẻ kho, mô tả, đơn giá, số lượng, quá trình nhập – xuất hàng hóa, vị trí lưu trữ… một cách chính xác để giúp quá trình thống kê, quản lý hàng hóa hiệu quả hơn. Chủ doanh nghiệp sẽ theo sát được tình hình bán buôn – tồn kho để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
2. Quản lý tồn kho: hệ thống được thiết lập để tự động tính toán được số lượng tồn kho, giá trị tương ứng cũng như số lượng vật tư thiết bị. Ngoài ra trong quá trình hoạt động nhập xuất hoặc mượn trả trong kho cũng được hệ thống tự động cập nhật. Với tính năng này cho phép các nhà quản lý biết được lượng hàng có sẵn và khi nào cần phải dự trữ lại. Điều này giúp doanh nghiệp đặt mua thêm hàng vào đúng thời điểm và đúng số lượng, để tránh tình trạng thiếu hàng và cũng tránh tình trạng tồn kho quá nhiều. Điều này giúp tiết kiệm chi phí tồn kho và không gian cho phép các vật liệu khác được lưu trữ trong kho.
3. Quản lý xuất/nhập vật tư: Quản lý kho vật tư theo phương pháp truyền thống, quản lý chủ yếu thông qua Excel khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong công tác theo dõi. Với hệ thống quản lý việc nhập hàng hoặc xuất hàng với đầy đủ các thông tin ngày nhập xuất hàng, giá trị nhập xuất, mục đích nhập xuất, người chịu trách nhiệm,… giúp cho việc vận hành kho đạt hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận trong việc kiểm soát hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư tồn kho.
4. Quản lý mượn/trả dụng cụ thiết bị: hệ thống hỗ trợ quản lý thông tin cho mượn và trả công cụ, dụng cụ cũng như thông tin người mượn, ngày mượn, ngày trả. Với tính năng này có khả năng phát huy được tối đa giá trị, giúp việc quản lý cơ sở vật chất trong doanh nghiệp được thực hiện một cách đơn giản, hiệu quả và có độ chính xác cao. Để tối ưu cho việc quản lý, hệ thống còn được trang bị thêm các chức năng hỗ trợ:
- Chức năng quét mã vạch: để người quản lý kho dễ dàng nhập dữ liệu hay tra cứu khi thực hiện xuất nhập kho hoặc mượn trả dụng cụ.
- Chức năng xác thực vân tay: dùng để xác thực người nhận hàng hóa cũng như mượn trả dụng cụ, tăng tính an toàn khi thực hiện cho việc xuất nhập kho.
5. Quản lý theo 8 loại kho:
*Kho chính nhập: Tất cả hàng hóa mua về đều nhập và kho chính xuất cho người sử dụng hàng hóa, sửa chữa (theo lệnh sản xuất, theo phiếu yêu cầu sửa chữa…)
*Kho dụng cụ cho mượn:
Hàng hóa từ kho chính (hoặc kho cá nhân) làm phiếu xuất nháp hoặc chuyển kho để gửi vào lưu giữ trong kho dụng cụ cho mượn. Người mượn dụng cụ làm thủ tục mượn từ kho dụng cụ cho mượn và trả theo quy định.
*Hệ thống kho cá nhân, đơn vị:
Hàng hóa trong kho cá nhân được xuất – nhập từ kho chính và có thể từ kho dụng cụ cho mượn hoặc kho thành phẩm. Khi xuất hiện thêm một kho cá nhân hoặc đơn vị thì cũng dễ dàng tạo (scan mất chữ)
*Kho thu liệu: Nhập, thu hồi các vật tư, nguyên liệu đã xuất cho gia công, còn lại có thể thu hồi (như các lỗ, các góc,…). Đây là kho thu nguyên liệu còn lại có thể sử dụng được nhưng không còn giữ nguyên giá trị, hoặc vật tư ở kho chính bị hư hỏng một phần.
*Kho phế liệu: Nhập tất cả những gì không còn sử dụng, chờ bán phế liệu. Hàng hóa chuyển vào kho phế liệu cần có phiếu chuyển kho nếu hàng từ kho nào đó.
*Kho bán thành phẩm: Những sản phẩm đang làm và tạm dừng thì nhập kho bán thành phẩm để dễ kiểm soát và theo dõi.
*Kho thành phẩm: Sau khi bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận hoàn thành thì sản phẩm được nhập kho thành phẩm. Phòng kinh doanh sẽ xuất hàng từ kho này.
*Kho văn phòng phẩm: kho này có vai trò xuất – nhập các sản phẩm thuộc văn phòng phẩm.