Giải pháp Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

( 227 đánh giá ) 3565 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ
  • Đây là thiết bị điện tử được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Công ty Cơ điện-Điện tử Việt Linh -AST. Với công nghệ switching và kỹ thuật vi xử lý tiên tiến nhất. Cùng với các Solar panel thiết bị GTSIA sẽ trở thành hệ thống PV hiện đại nhất để biến đổi năng lượng mặt trời (hoặc năng lượng gió) thành điện xoay chiều (220V-50Hz)  hòa trực tiếp vào lưới điện quốc gia. Đây là thành tựu vượt bậc của công ty AST chúng tôi trong những năm qua. Mở ra khả năng tiếp cận và sử dụng năng lượng tái tạo mới ở nước ta lên một mức mới. Có thể so sánh được với việc phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo như vũ bão trên thế giới hiện nay. Hệ thống bao gồm: Solar panels, máy GTSIA, lưới điện và các phụ tải đang sử dụng.
     

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Mô tả họat động: Chuyển mạch SW ở vị trí OB:
    - Khi không có mặt trời: (Buổi tối hoặc khi bị mây che) Các Solar panel sẽ không sản sinh ra điện nên các phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới một cách bình thường. Lúc này chỉ số của W0 sẽ thể hiện đúng chỉ số tiêu thụ điện năng của phụ tải mà bạn đang sử dụng.(W2):
    W2 = W0
    - Khi trời có nắng: Các solar panel sẽ có địên và lúc này GTSIA sẽ biến đổi điện năng DC từ các solar panel trên thành điện AC có tần số, pha và điện áp trùng với điện lưới. Điện năng từ mặt trời sẽ được hòa với điện lưới qua chỉ số của  đồng hồW1. Như vậy chí số mua điện từ lưới (W0) sẽ bằng hiệu của mức tiêu thụ của phụ tải (W2) với điện năng do hệ thống điện mặt trời tạo ra (W1).
    W0 = W2 - W1.
    Trong trường hợp công suất của phụ tải là nhỏ hơn công suất của điện mặt trời đưa ra  W2 < W1, ta thấy điện năng sẽ được “bơm” và gửi ngược trở lại lưới và chỉ số trên W0 sẽ mang trị số âm (giảm).
    - Khi mất điện lưới, hệ thống GTSIA ngưng họat động đảm bảo sự an toàn cho lưới điện.
     
    Chuyển mạch SW ở vị trí OA:
    Được sử dụng khi nhà nước chấp nhận mua điện từ các hộ gia đình có hệ thống điện mặt trời nối lưới.

  • ƯU ĐIỂM CN/TB
  • -  Bộ GTSIA không sử dụng bình accu : do đó lọai bỏ được việc phải sử dụng các vật tư gây ô nhiễm môi trường như: chì, Lithium,... Đồng thời giảm được đáng kể chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho hệ thống Acuu. Vì vậy đó là hệ thống năng lượng tái tạo bền vững và thân thiện với môi trường.
    -  Bộ GTSIA là thiết bị khai thác điện năng hiệu quả nhất từ nguồn năng lượng mặt trời (hoặc gió) do nó  thu nhận, biến đổi và bổ xung trực tiếp ngay vào lưới điện không bị tổn hao trên accu dự trữ.
    -  Bộ GTSIA bền vững, lâu dài : Do máy luôn được vận hành song song với lưới điện nên mọi đột biến của tải hay điện áp trên đường dây và nguồn điện đều không thể tác động trực tiếp vào máy. Tuổi thọ của hệ thống là tuổi thọ của solar panel và  của các linh kiện điện tử cao cấp có thể từ 35 - 40 năm.
    -  Bộ GTSIA có thể ứng dụng rộng rãi cho mọi nơi như: các hộ dân, cơ quan, đơn vị đang có điện lưới quốc gia.
    - Bộ GTSIA về bản chất là một dạng máy phát điện đồng bộ với lưới điện. Do đó nếu được triển khai với số lượng lớn sẽ trở thành một hệ thống cung cấp nguồn được lắp đặt và phân bố ngay tại nơi tiêu thụ. Điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều tiêu hao mất mát điện năng trên hệ thống truyền tải điện công cộng.
    - Việc lắp đặt và sử dụng đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng gần như bằng không, nên việc  tính toán hiệu quả đầu tư ban đầu với thực tế triển khai, kiểrm nghiệm sẽ rất chắc chắn, không có rủi ro.
    -  Hệ thống GTSIA luôn sẵn sàng để mở rộng công suất tại bất kỳ thời điểm hay địa điểm nào và với bất kỳ mức độ đầu tư thêm là như thế nào.
    -  Về tài chính: Có thể khởi động việc đầu tư xây dựng ban đầu cho mỗi hệ thống GTSIA ở mức chi phi nhỏ. Ví dụ : Với mức đầu tư tối thiểu là 2500 USD (50 triêụ VND) chủ đầu tư đã có thể giảm mức tiêu thụ trên lưới khoảng 1500Kwh/năm. Với giá điện hiện nay khoảng 2200đ/Kwh ta sẽ thu hồi được khoảng 3,5 triệu đ/năm. Như vậy nếu đầu tư hệ thống trên ta  cần 15 năm để thu hồi vốn và  số tiền tích lũy trong 20 năm sau sẽ là lãi ròng. Tuy nhiên, theo dự đoán của chúng tôi  năm 2015 giá điện có thể lên đến 4000đ/Kwh và thời gian hoàn vốn sẽ chỉ còn là 8 đến 10 năm. Điều này là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc  huy động các  nguồn lực  để phát triển các hệ thống điện mặt trời rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

    Scroll