Buồng đếm haemocytometer – Neubauer improved

( 372 đánh giá ) 3457 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ INNOTEC VIỆT NAM

Buồng đếm haemocytometer – Neubauer improved được ứng dụng phổ biến trong bệnh viện, công nghệ sinh học… nhằm mục đích xác định số lượng tế bào. Phân loại buồng đếm haemocytometer thường có 2 loại:
+ Buồng đếm tế bào có tráng bạc ( có ưu điểm dễ đọc hơn)
+ Buồng đếm tế bào không tráng bạc.

  • Hướng dẫn cách dùng buồng đếm haemocytometer – Neubauer improved
    - Bước 1: Hút máu mao quản với định mức 0,5 ml trên Micropipet (có hạt bi màu trắng hoặc hồng), tránh để không khí lọt vào trong máu, rồi hút dung dịch pha loãng ( có chứa lazaruz hoặc Marcano) dùng ngón tay bịt đầu dưới ống hút. Sau đó ống hút được đặt nằm ngang, dùng máy lắc hoặc lắc bằng tay cho vở.
    Phương pháp đếm các tế bào máu bằng tay
    Phương pháp hiện còn được dùng phổ biến ở nhiều bệnh viện Việt Nam:
    Nguyên lý lấy máu:
    • Tránh xa giờ ăn và bệnh nhân không vận động mãnh nhằm tránh trường hợp tăng bạch cầu sinh lý sau bữa ăn, do vận động nhiều.
    • Nên vào một giờ cố định nhằm so sánh với các lần kiểm tra trước cho chính xác.
    • Thông thường nên lấy máu ở các mao mạch ở đầu ngón tay hoặc lấy ở dái tai đối với trẻ con.
    • Sát khuẩn chỗ định châm bằng cồn và lau khô bằng bông sạch.
    • Dùng kim châm diệt khuẩn. Chọc đủ sâu để máu ra không nên bóp tay. Bỏ giọt máu đầu tiên, lấy giọt máu thứ 2… Nếu bóp mạnh tay, bạch huyết ở các tổ chức có thể hoà lẫn nhau và làm loãng máu, sai kết quả.
    • Pha loãng các tế bào máu có trong máu với một số lượng vô cùng lớn, nếu không pha loãng máu để rời từng cái một thì không thể đếm được.
    Dung dịch để pha loãng thường dùng:
    - Hồng cầu: thường dùng các dung dịch Hayem, marcano, Gowers.
    • Dung dịch Hayem: gồm có natri sulfat, natri chlorur, thuỷ ngân II chlorur và nước cất.
    • Dung dịch Marcano: gồm có natri sulfat, formol và nước cất.
    • Dung dịch Gowers: gồm có natri sulfat, acid acetic và nước cất.
    - Bạch cầu: dung dịch lazarut gồm có acid acetic, xanh methylen và nước cất. Dung dịch Lazarus có tác dụng làm tan hồng cầu nên trên kính hiển vi dễ xem hơn.
    Phòng thí nghiệm dùng ống hút Potain để pha loãng máu; có 2 loại riêng dùng cho bạch cầu hoặc hồng cầu.
    Ống hút hồng cầu, cột hút nhỏ, bầu trộn lớn, trong đó hạt thuỷ tinh xanh hoặc đỏ để trộn máu, trên ống hút có khắc các số 1; 0,5; 101: độ pha loãng 1/100 hoặc 1/200.
    Ống hút bạch cầu, cột hút to, bầu trộn nhỏ, hạt thuỷ tinh màu trắng. Trên ống hút cũng khắc các số 1; 0,5 nhưng vạch trên cùng là 11: độ pha loãng là 1/10 hoặc 1/20.
    Máu sẽ được hút vào ống Potain tới nấc 1 hoặc 0,5 tuỳ theo độ pha loãng định trước. Sau đó hút dung dịch Marcano… lên tới nấc 101 với ống hút hồng cầu và dung dịch Lazarus lên tới nấc 11 đối với ống hút bạch cầu. Làm nhanh kẻo đông máu, lắc thật kỹ trong 3 phút để có độ phân tán đều.
    Đếm các tế bào máu sử dụng buồng đếm haemocytometer
    Các phòng xét nghiệm dùng huyết cầu kế để đếm tế bào máu. Có nhiều loại huyết cầu kế: Goriaev, Agasse-Lafont, Fiessinger, Thomas, Levy, Neubauer, Malassez… Các huyết cầu kế là những phiến kính dày, giữa có một khoảng lõm, trong kẽ nhiều đường ngang dọc phân chia thành những ô vuông nhỏ.
    • Huyết cầu kế Neubauer có 25 ô vuông to, mỗi ô có vuông diện tích 0,04 mm2, thể tích 1/250 mm3 và chia làm 16 ô nhỏ. Thể tích của cả 25 ô vuông to là 1/10 mm3 và mỗi ô nhỏ là 1/4000 mm3.
    • Huyết cầu kế Goriev cũng tương tự như Neubauer nhưng sắp xếp vị trí các hình vuông có khác nhau.
    • Bỏ mấy giọt đầu trong ống hút, chỉ lấy những giọt trong bầu trộn, nhỏ vào huyết cầu kế rồi áp một lá kính lên, sau đó đưa lên kính hiển vi đếm.
    Đếm từng ô nhỏ một, tránh đếm đi đếm lại những hồng cầu nằm ở giữa 2 ô.
    Đếm nhiều ô rồi lấy số trung bình (thường phải lấy tới 80 ô nhỏ tức 5 ô vuông lớn ở các góc).
    Nhân với số ô có trong 1 mm3 (= 1 μl) máu rồi nhân với độ pha loãng, ta có số lượng hồng cầu trong 1 μl máu.
    Đối với bạch cầu cũng tiến hành như vậy nhưng đếm ở những ô lớn (nếu dùng huyết cầu kế Neubauer: đếm ở 4 khu vực góc) vì số bạch cầu có tỷ lệ rất ít so với hồng cầu
    Nguyên nhân làm cho đếm tế bào máu không chính xác:
    Do dụng cụ: dụng cụ khi sản xuất thiếu chính xác, dụng cụ dùng lâu hao mòn, hoặc rữa không kỹ bị vấy bẩn nhiều.
    Do kỹ thuật: khi lấy máu lại bóp ngón tay nhiều làm bạch huyết lẫn vào máu; lấy máu không đủ lượng qui định, lắc không đều…
    Do kỹ thuật viên: quen hay không quen làm, mỏi mắt khi làm nhiều quá, phương pháp đếm không thống nhất.
    Nói chung với những lý do trên sai số là ± 3% có thể coi là thấp nhất.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Buồng đếm haemocytometer – Neubauer improved
    - Được ứng dụng phổ biến trong bệnh viện, công nghệ sinh học… nhằm mục đích xác định số lượng tế bào.
    - Phân loại buồng đếm haemocytometer thường có 2 loại
    • Buồng đếm tế bào có tráng bạc ( có ưu điểm dễ đọc hơn)
    • Buồng đếm tế bào không tráng bạc

    Scroll