Thiết bị laser nội mạch ứng dụng trong vật lý trị liệu

Laser nội mạch được dùng trong vật lý trị liệu để điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh, cơ xương khớp, các bệnh do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ não,…
Phương pháp laser nội mạch là một trong những liệu pháp đang được sử dụng khá rộng rãi trong vài năm gần đây. Thiết bị laser nội mạch thường được sử dụng trong các khoa, phòng vật lý trị liệu để điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh, cơ xương khớp, các bệnh rối loạn chuyển hóa. Phương pháp này mang đến hiệu quả điều trị như tăng sức đề kháng cho tế bào, tăng tái sinh tổ chức, tăng vi tuần hoàn máu, giảm kết dính hồng cầu, chống viêm,…
 


Về mặt kỹ thuật, phương pháp laser nội mạch sẽ chiếu chùm tia laser công suất thấp vào bên trong lòng tĩnh mạch thông qua bộ kim luồn nội mạch, đưa tia laser trực tiếp vào dòng máu đang lưu chuyển trong cơ thể, làm cho máu sản sinh ra các phản ứng quang hóa và hiệu ứng kích thích sinh học. Cụ thể hơn, phương pháp laser nội mạch sẽ đưa đầu phát laser công suất thấp với bước sóng 650nm vào tĩnh mạch thông qua thủ thuật chọc kim đơn giản như truyền dịch, nhưng thay vì truyền nước thì những chùm tia laser được truyền vào mạch máu.
Hệ thống mạch máu của con người theo định luật Hayflick đều có tính xơ cứng theo năm tháng do rối loạn chuyển hóa và xâm nhập tổn thương thứ phát ở thành mạch. Đôi khi cả hai bệnh này cùng tồn tại làm mạch máu giảm hẳn chức năng vận chuyển hồng cầu và các chất dinh dưỡng cần thiết: tốc độ dòng máu chậm, độ nhớt máu tăng, hồng cầu ít biến dạng. Đây chính là nguyên nhân tạo ra những tắc nghẽn ở các cơ quan trọng yếu của cơ thể như não, tim, mắt,…
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Chức năng của tĩnh mạch là đưa luồng máu kém dưỡng khí về tim. Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng Ôxi thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Tĩnh mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng Colagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô. Đa số tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì sức hút của trái đất. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, khác với vị trí tương đối cố định của động mạch. 


Laser nội mạch có đặc điểm là chỉ kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí, nhưng hiệu ứng sẽ đi khắp cơ thể vì năng lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác động lên tất cả thành phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,...) và dịch thể. Laser nội mạch được chỉ định điều trị rất nhiều bệnh lý mạn tính nhưng quan trọng nhất là dùng để vật lý trị liệu cho các bệnh do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ não, viêm đa khớp,…
Kim luồn đưa hiệu ứng năng lượng này vào trong lòng mạch máu sẽ làm hồng cầu linh động hơn, vi mạch máu giãn ra nhanh hơn gấp hai lần thuốc thông thường, tạo điều kiện phục hồi và khắc phục phần lớn các rối loạn trên. Hệ thống enzyme được kích hoạt cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, chu trình hô hấp của tế bào được thúc đẩy tạo điều kiện cho mỗi tế bào trong cơ thể hoạt động một cách hữu hiệu nhất, tự đề kháng lại với tác nhân bệnh lý từ ngoài xâm nhập hoặc chính từ bên trong cơ thể tạo nên, ngăn cản phần lớn các gốc tự do là nguyên nhân phá hủy màng sinh học tế bào.


Tác dụng của laser nội mạch là thay đổi đặc tính sinh hóa của máu; hiệu chỉnh miễn dịch tế bào và dịch thể; tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu; tăng sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể; cải thiện tính chất lưu biến của máu và hệ vi tuần hoàn (giãn vi mạch, tăng heparin nội sinh, chống kết vón hồng cầu và tiểu cầu, kích thích hoạt động chức năng hồng cầu, tăng vận chuyển oxy của máu, giảm áp lực riêng phần CO2, cải thiện hoạt động chức năng thành mạch,...); bình thường hóa quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống sửa chữa các chất do tế bào tổn thương phóng ra; đào thải nhanh các chất chuyển hóa trung gian, giải dị ứng cục bộ và toàn thân; tăng khả năng kháng viêm, giảm đau và chống nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị laser nội mạch có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Laser nội mạch thường được kết hợp cùng các phương pháp như: dùng thuốc, điện châm, xoa bóp bấm huyệt,... Nhờ vậy, kết quả điều trị bệnh luôn đạt mức cao. Với kỹ thuật này, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, thời gian nằm viện được rút ngắn, khả năng tái phát bệnh giảm. Phần lớn người bệnh đều cải thiện rõ rệt và khỏi bệnh khi ra viện. Điều trị bằng laser nội mạch không gây đau đớn, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường trong quá trình điều trị.
Laser nội mạch là phương pháp điều trị ít tốn kém, hầu như không có tác dụng phụ nhưng đem lại hiệu quả cao trong điều trị và có tác dụng dự phòng được các biến chứng bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam, chi phí cho một lần chạy laser nội tĩnh mạch chỉ khoảng vài chục nghìn dồng đồng. Bình quân một đợt điều trị khoảng 10 lần. Thời gian điều trị tùy theo từng bệnh và chỉ mất khoảng 30 phút mỗi lần chiếu laser.
Việc ứng dụng laser nội mạch như là một phương pháp vật lý trị liệu đã mang lại hiệu quả cao. Khi chùm tia laser tác động lên tĩnh mạch thì hồng cầu, bạch cầu không bị ảnh hưởng mà nó giúp loại thải bớt các thành phần không tốt. Điều trị theo phương pháp này cho một số bệnh về tim, thận, mất ngủ rất hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm. Đây còn là phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt bởi có thể triển khai đến hệ thống y tế ở cấp cơ sở.
Thiết bị laser nội mạch ứng dụng trong vật lý trị liệu sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Chợ công nghệ & thiết bị chuyên ngành y tế -Giải pháp môi trường cho bệnh viện và phòng khám (Techmart) tại 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Q.1, TP.HCM từ ngày 11-13/10/2018.
Để đăng ký tham dự Techmart, cũng như tìm kiếm các công nghệ và thiết bị, tiếp xúc chuyên gia tư vấn, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Phòng Thông tin Công nghệ
79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
ĐT: (028) 3825 0602 - Fax: (028) 3829 1957
DĐ: 0918 692 173 (Mr. Cang)
Email: techmart@cesti.gov.vn
 
Techport.vn
Scroll