Hệ thống cung cấp khí sạch cho phòng mổ

Yếu tố vô trùng trong bệnh viện có tầm quan trọng nhằm ngăn ngừa và kiểm soát giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật.
Có thể khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam và các ngành liên quan đã công bố nhiều bộ tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng các bệnh viện cũng như cơ sở y tế, trong đó có nhiều hạng mục liên quan đến “trái tim” của hoạt động tại bất kỳ bệnh viện: phòng phẫu thuật hay phòng mổ.
Trong thiết kế bệnh viện, khu phẫu thuật được xem là trái tim của công trình, do vậy khi thiết kế bệnh viện thì các đơn vị thiết kế, kiến trúc sư phải rất chú trọng đến quy trình hoạt động liên hoàn của khu vực này.
Để có được thiết kế hợp lý, cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở các kiến thức đầy đủ về tiêu chuẩn sử dụng và thiết bị trong phòng mổ. Trong đó, quy tắc “một chiều” là bắt buộc, phân luồng giao thông hành lang sạch - bẩn, giao thông bác sĩ - bệnh nhân… theo một nguyên tắc chung để đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao khu/phòng phẫu thuật lại cần sự vô trùng?
Về cơ bản, việc lắp đặt hệ thống phòng sạch để thực hiện các ca mổ có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng thành công khi tiến hành phẫu thuật.
Thiết kế phòng mổ bệnh viện là một trong những vấn đề được quan tâm, trong đó yếu tố vô trùng được xem là quan trọng nhất trong phòng mổ. Việc xây dựng các hệ thống như phòng sạch, hệ thống điện, lọc khí, và yếu tố vi sinh, các thiết bị y tế cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế riêng biệt theo tiêu chuẩn cao.
Được biết, tại Việt Nam, tiêu chuẩn phòng sạch của phòng mổ bệnh viện ở nước ta là cấp độ 7, tức là tiêu chuẩn 352.000 hạt cỡ 0,5 micron/1m³ không khí, một trong những yếu tố được chú ý đó là chất lượng vô trùng trong phòng mổ.
Yếu tố vô trùng rất quan trọng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật, với thiết kế phòng mổ hiện nay theo nguyên tắc một chiều có nghĩa 2 đường ra vào phòng mổ tách biệt, một cửa chính để đẩy băng ca và cửa phụ.
Ở bốn góc trong phòng mổ nên thiết kế dạng vát 45 độ, mục đích để bảo đảm lưu thông không khí trong phòng, tránh góc khí quẩn. Tránh tối thiểu các góc cạnh, tủ thiết bị âm tường, tạo phẫu trường rộng rãi, thuận tiện cho phẫu thuật viên.
Các phòng mổ sạch gồm hệ thống dẫn truyền khi dẫn lưu khí y tế sạch, áp lực không khí trong phòng mổ cần hơi cao hơn bên ngoài để tránh bụi và vi khuẩn từ ngoài tràn vào, hút khí dư trực tiếp từ máy ra khỏi phòng mổ, đảm bảo sự vô trùng cao nhất lượng khí trong phòng phải được thay đổi 20-25 lần mỗi giờ, dòng khí phải đi qua bộ phận lọc để giữ lại các vi khuẩn và nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mổ trong suốt quá trình trước và sau khi phẫu thuật.
Theo kinh nghiệm quốc tế, hệ thống khí y tế là một trong những đặc trưng cơ bản khi thiết kế bệnh viện, đặc biệt ở phòng mổ vấn đề khí y tế lại càng được quan tâm hơn vì nó là yếu tố đầu tiên đảm bảo sự sống còn cho bệnh nhân. Để đảm bảo yêu cầu chống nhiễm khuẩn trong khu vực phòng mổ, việc lắp đặt trang bị hệ thống khí sạch là điều rất quan trọng hiện nay tại các bệnh viện. Khí sạch áp lực dương (class: 1000, 10.000, 100.000) cho các phòng mổ bình thường. Khí sạch áp lực âm dùng cho phòng mổ đặc biệt cách ly và nhiễm. Khu vực phòng hồi sức cấp cứu, hành lang cấp độ sạch 100.000 hoặc 1.000.000. Thông thường một phòng mổ cần hệ khí y tế gồm oxy, khí nén, hút chân không. Với các phòng mổ có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí thêm khí ni tơ hay đầu hút khí gây mê, phòng phẫu thuật cần nội soi lại yêu cầu nguồn cung cấp khí CO2. Đầu ra khí y tế trong phòng mổ được phân bổ trên tường hoặc trên các hệ thống treo trần (Pendant, Ceiling hose, ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm diện tích, tránh việc phẫu thuật viên vướng phải dây khí nối từ tường ra bệnh nhân). Thông thường vẫn phải thiết kế luôn cả 2 vị trí và luôn có một cụm dự phòng (ôxy, hút, khí nén).
Ngoài ra, hệ thống điện cũng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như y bác sĩ. Về nguyên tắc hệ thống đện điện chiếu sáng phải tách riêng với điện động lực sử dụng cho thiết bị, cần được cung cấp liên tục, đồng thời phải có nguồn điện dự phòng, hỗ trợ tốt cho các thiết bị sử dụng điện như đồng hồ mổ, nút nhấn cửa tự động, đèn đọc phim X – quang, máy X – quang.

 
Bên cạnh đó, việc đảm bảo tách âm độ ồn cũng quan trọng trong phòng mổ nếu phòng mổ có độ ồn quá lớn thì phẫu thuật viên khó tập trung vào công việc. Thiết kế phòng mổ nên đảm bảo độ ồn thông qua việc sử dụng nhỏ hơn 50dB.
Bên cạnh những yếu tố vừa đề cập ở trên nhằm đảm bảo vệ sinh/vô trùng ngay trong không gian phòng mổ, phòng phẫu thuật thì công tác vô trùng, khử trùng tại khu vực hệ thống nước rửa tay và bồn rửa tay cũng cần được lưu tâm, và tuân thủ tuyệt đối.
Trước khi vào phòng mổ, phẫu thuật viên bắt buộc phải thực hiện thao tác rửa tay theo quy định. Trần phòng mổ nên hạn chế các phào nổi, tập trung đơn giản hóa, “phẳng hóa” nhiều nhất có thể để khử khuẩn bằng khí hay dung dịch định kỳ dễ dàng.
Tất cả dụng cụ và phương tiện dùng ở phòng mổ phải được khử trùng. Tùy vào đặc điểm cấu tạo của vật liệu chế tạo dụng cụ đó mà chọn phương pháp khử trùng thích hợp.
Trong khu vực phòng mổ luôn phải có hệ thống liên lạc nội bộ với các thiết bị tối ưu nhất. Hệ thống này nên nối trực tiếp đến bộ phận quản lý, trực khu vực khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, hệ thống camera quan sát ca mổ có thể truyền hình trực tiếp đến phòng hội chẩn trong hay ngoài nước, hệ thống điện thoại liên lạc nội bộ bao gồm một hay nhiều thiết bị thu hình kết nối đồng bộ và ổn định đến một hay nhiều các thiết bị đầu cuối khác và camera cần đặt tại góc trần của phòng mổ.
Hệ thống khí sạch trong phòng mổ rất quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của bệnh nhân và không gây ô nhiễm môi trường và chống lây nhiễm mầm bệnh.
Có rất nhiều công nghệ khử khuẩn không khí đang áp dụng tại Việt Nam và như công nghệ sử dụng màng lọc Hepa, công nghệ sử dụng than hoạt tính, công nghệ sử dụng ion dương, ion âm, ion plasma, ô zôn, H2O2, clođiôxít phun sương hoá chất, đèn cực tím, tạo áp lực dương, áp lực âm, sơn titan oxit và công nghệ quang hoá xúc tác (PCO):
Bộ lọc khí vi cấp Hepa: Quạt hút hút không khí qua màng lọc hepa, các hạt bụi được giữ lại trên màng lọc và không khí sạch đi qua màng lọc được trả ra ngoài môi trường bộ lọc này có thể giữ được 99,9% các hạt ô nhiễm có đường kính 0,3 micron, đảm bảo không khí bên trong phòng mổ sạch tối đa.
Màng lọc than hoạt tính: Sử dụng màng lọc có chứa các hạt than hoạt tính ở phương pháp này lọc được các hợp chất hữu cơ, mùi, khói nhưng màng lọc hay bị tắc nghẽn.
Sử dụng ion (âm, dương, plasma): Tạo ion âm, dương, plasma bao phủ bề mặt chất bẩn và hút về phía máy có điện tích trái chiều, nhằm loại bỏ được bụi, vi khuẩn, vi rút, khử trùng tại các vị trí khuất của phòng.
Ôzôn/H2O2/ clođioxit: Loại bỏ vi khuẩn, vi rút, một số chất hữu cơ bay hơi, khử trùng tại các vị trí khuất của phòng mổ.
Phun sương hóa chất: Khử trùng các vị trí khuất của vật dụng, giường mổ, thiết bị y tế, vách tường phòng mổ… những vị trí mà nhân viên vệ sinh không thể vệ sinh hết được.
Đèn cực tím: Tạo ra tia UV diệt vi khuẩn, vi rút trong không khí ở các vị trí khi được bật đèn.
Áp lực dương, áp lực âm: Lọc không khí giữ lại các hạt lớn hơn kích thước màng lọc và tạo áp lực dương để tránh không khí ô nhiễm khuếch tán vào phòng sạch hoặc tạo áp lực âm tránh không khí ô nhiễm trong phòng khuếch tán ra bên ngoài.
Sơn TiO2: Sơn TiO2 lên tường phòng bệnh khi không khí va chạm vào tường sẽ bị tiêu diệt vi khuẩn.
Hệ thống quang hoá xúc tác PCO: Sử dụng bước sóng ngắn và chất xúc tác(thường là TiO2).
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng mổ và phòng sạch được mở ra. Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sống của con người đòi hỏi cần được trang bị những thiết bị hiện đại.
Phòng sạch trong bệnh viện cũng được phân loại theo những cấp độ sạch khác nhau theo tiêu chuẩn “sạch quốc tế” như FS209, ISO 14644-1, ASHRAE 170-2008.
Hệ thống phòng mổ trong các bệnh viện luôn yêu cầu đòi hỏi phải có vùng không gian được vô trùng cho việc thực hiện các ca phẫu thuật, và đây là điều tối cần thiết. Vì thế, hệ thống điều hòa không khí là hạng mục bắt buộc phải được xây dựng với tiêu chí “vô trùng” để điều tiết trạng thái không khí (nhiệt độ, độ ẩm), độ sạch, áp suất cho phù hợp với từng khu vực trong bệnh viện, đặc biệt là khu vực phòng mổ.
Không khí trong phòng sạch luôn sạch, là hệ thống khí vô trùng có áp suất dương với thiết bị tiệt trùng khí tiền xử lý bằng tia UV (tăng hiệu quả thanh trùng), bộ lọc khí vi cấp Hepa và bộ tạo áp suất dương ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, hạn chế sự thiếu hụt oxy…
Để có một môi trường “sạch” cho phòng mổ, các cơ sở y tế có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp khử khuẩn không khí để nâng cao hiệu quả xử lý. Không khí trong phòng sạch luôn sạch, là hệ thống khí vô trùng có áp suất dương với thiết bị tiệt trùng khí tiền xử lý bằng tia UV (tăng hiệu quả thanh trùng), bộ lọc khí vi cấp Hepa và bộ tạo áp suất dương ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, hạn chế sự thiếu hụt oxy…
Được biết, công ty Khải Phát chuyên cung cấp giải pháp, thiết bị trong hệ thống HVAC cho bệnh viện, cao ốc văn phòng, khách sạn trung tâm thương mại… Trong đó, bộ lọc HEPA Filter/LunaCel với tác dụng lọc các hạt cực mịn trong luồng không khí thường được chọn sử dụng để lọc không khí trong phạm vi phòng sạch, phòng phẫu thuật tại bệnh viện.
Đại diện công ty Khải Phát cho biết, máy HEPA Filter/LunaCel cung cấp không khí sạch và các phòng sạch với điều kiện vận hành 60ºC, giới hạn độ ẩm là 100%.
Cùng với giải pháp khử trùng và cung cấp không khí “sạch” cho phòng phẫu thuật, nhiều giải pháp, công nghệ hấp dẫn khác trong ngành y tế cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu tại “Chợ công nghệ & thiết bị chuyên ngành y tế - Giải pháp môi trường cho bệnh viện và phòng khám”. Sự kiện được tổ chức tại 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Q.1, TP.HCM từ ngày 11-13/10/2018. 
techport.vn
Scroll