Thiết kế, chế tạo mô hình máy soi cổ tử cung và ứng dụng ban đầu trong lâm sàng

( 222 đánh giá ) 1795
Liên hệ: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0963245364
Email: nguyenngocquynh95@gmail.com
Tên đơn vị: Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM
  • Mô hình Máy soi cổ tử cung sử dụng nguồn sáng Led phân cực có những cải tiến về chất lượng hình ảnh, cũng như giá thành hợp lý, phục vụ nhu cầu thiếu hụt trang thiết bị y tế hiện đại trong nước. Ngoài ra, kèm theo phần mềm lưu trữ và xử lý ảnh trực tiếp, nhằm tăng cường hay phân đoạn các vùng bệnh, cho bác sĩ cái nhìn trực quan, rõ ràng hơn về bệnh lý của bệnh nhân. Kết quả bước đầu phân tích, đánh giá một số đặc tính thường gặp trong bệnh lý cổ tử cung.

    Mô hình thiết bị máy soi cổ tử cung

    Trên cơ sở phương pháp và mục tiêu đề ra, chúng tôi đã phát triền thành công mô hình MSCTC sử dụng nguồn sáng Led phân cực.
    Trước tiên là hỗ trợ bác sĩ quan sát CTC, kế đến là thu thập dữ liệu hình ảnh CTC phục vụ cho các nghiên cứu xử lý ảnh y sinh cũng như tự động chẩn đoán bệnh. Mô hình MSCTC có chức năng thu nhận hình ảnh bằng camera chuyên dụng, sử dụng nguồn sáng phân cực với hai chế độ ánh sáng trắng và ánh sáng xanh lá như Hình 1. Thiết bị là máy cầm tay tiện lợi, chức năng tự động lấy nét nhanh, có giá đỡ, thao tác đơn giản.

    Hệ thống phần mềm

    Ngoài điều khiển thủ công sử dụng công tắc và nút nhấn, chúng tôi cũng đã xây dựng hoàn chỉnh giao diện chương trình đi kèm với máy soi (Hình 2). Chức năng chính của chương trình là kết nối camera với máy tính, thao tác với camera, lưu trữ, quản lý dữ liệu và xử lý ảnh. Một số chức năng xử lý ảnh trực tiếp trên nền giao diện (Realtime) đã được nghiên cứu và phát triển như: Sử dụng ảnh xám (Gray Scale), phân đoạn ảnh thủ công (Threshold), phân đoạn ảnh theo phương pháp Otsu và sử dụng TiVi Index nhằm phát hiện và đánh dấu vùng bệnh lý thông qua phương pháp lọc màu.

  • HÌNH THỨC HỢP TÁC
  • (Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)
    - Thu hút vốn đầu tư để nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm



    Scroll