Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn và ảnh hưởng của Natri Silicate đến sinh trưởng và phát triển của cây Khổ Qua (Momordica Charantia L.) và cây Rau Muống (Ipomoea Aquatia)

★☆☆☆☆ ( 2 đánh giá ) 2009
Liên hệ: Lưu Tấn Đức
Địa chỉ: 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 01694567227
Email: luutanducou@gmail.com
Tên đơn vị: Khoa công nghệ sinh học - Trường Đại học Mở TP.HCM
  • Xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn gây ra hạn sinh lí, làm cây trồng khó hấp thu nước và chất dinh dưỡng từ đó làm sức sống cây yếu dần và chết đi. Trong nghiên cứu này, hai đối tượng là khổ qua và rau muống được trồng trong điều kiện nhiễm mặn, bằng cách bổ sung muối NaCl vào nước tưới. Kết quả cho thấy khả năng chống chịu mặn của khổ qua và rau muống được ghi nhận ở nồng độ 50 mM NaCl vẫn sinh trưởng - phát triển bình thường, thu được năng suất cao hơn các nồng độ nhiễm mặn còn lại. Thí nghiệm bổ sung silic dưới dạng natri silicate không làm tăng tính chống chịu của khổ qua và rau muống về mặt hình thái và năng suất.
    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    Vật liệu
    - Thí nghiệm được thực hiện tại Cơ sở 3 Bình Dương, Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh, số 68 Lê Thị Trung, Phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
    - Thời gian thực hiện từ tháng 09/2016 đến tháng 06/2017.
    - Hóa chất: Các hóa chất dùng trong thí nghiệm: muối NaCl tinh khiết, natri silicate dạng bột.
    Phương pháp nghiên cứu
    Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện thí nghiệm về sức chống chịu của cây khổ qua và rau muống khi môi trường nước tưới bị nhiễm muối NaCl và hướng xử lí bằng natri silicate. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), tiến hành đánh giá về các chỉ tiêu sinh lí và năng suất cây trồng như: chiều dài thân, số lá, đường kính thân, hàm lượng diệp lục tố, đường kính quả, trọng lượng trung bình quả và năng suất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện nhiễm mặn.
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    Ảnh hưởng của các nồng độ NaCl đến sự sinh trưởng của một số giống khổ qua và rau muống:
    KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ
    - Kết quả thí nghiệm gây nhiễm mặn cho thấy giống Khổ qua VINO S2 thu được năng suất tốt hơn các giống khổ qua còn lại khi gây nhiễm mặn NaCL, 25 mM là 854,35 g/cây, ở 50 mM là 636,83 g/cây. Đối với rau Muống khi gây nhiễm mặn NaCl ở 50 mM, 70 mM, 90 mM thu được năng suất lần lượt là 427,14 g/khay, 438,57 g/khay, 390,00 g/khay. Kết quả thí nghiệm xử lí natri silicate khi gây mặn ở nồng độ 50 mM NaCl cho thấy việc bổ sung natri silicate chưa thể hiện cụ thể vai trò của natri silicate trong việc cải thiện sức chống chịu của khổ qua và rau muống.
    - Kết quả từ nghiên cứu trên cho thấy khổ qua và rau muống có khả năng chống chịu mặn tốt, có tiềm năng về kinh tế khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
     

  • HÌNH THỨC HỢP TÁC
  • (Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)
    - Thu hút vốn đầu tư để nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm



    Scroll