VẤN ĐỀ
Vấn đề hiện tại
Nghiên cứu dịch tễ cho thấy 12-40% thanh thiếu niên ở Việt Nam mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần (Weiss et al., 2014; Nguyen et al., 2013). Thiếu hiểu biết, kỳ thị xã hội và dịch vụ hạn chế khiến nhiều trẻ không được điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 12-20% trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu mắc các rối loạn tâm thần, với 1/2 bắt đầu trước tuổi 14. Áp lực học tập và các trào lưu xấu trên mạng làm tăng nguy cơ tự tử. Nghiên cứu ở Bà Rịa - Vũng Tàu (2013-2014) cho thấy 13,2% học sinh bị trầm cảm và 13% bị rối loạn lo âu do gia đình không hạnh phúc hoặc áp lực học tập. Năm 2016, nghiên cứu của Trần Thành Nam cho thấy 33,6% học sinh lớp 9 bị rối loạn lo âu, và nghiên cứu của Trần Thị Kim Huệ cho thấy 38,2% học sinh lớp 12 bị rối loạn lo âu.
Nghiên cứu của Bùi Thị Thoa tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho thấy 54,5% học sinh "rất mong muốn" có phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Năm 2023, nghiên cứu của Unicef Việt Nam cho thấy 15-30% thanh thiếu niên gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, với trẻ em trai có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỉ lệ vấn đề cảm xúc cao hơn.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam thiếu hụt dịch vụ dự phòng và phát hiện sớm. Các khu vực có tỷ lệ dân số dưới 19 tuổi cao nhất lại có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nghèo nàn nhất. Tỷ lệ bác sĩ tâm thần nhi là 1/4.000.000 người, gây khó khăn cho việc chăm sóc học sinh.
Sức khỏe tinh thần tốt giúp học sinh hứng thú học tập và cải thiện kết quả học tập. Từ năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thiết lập các chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần của học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu các phòng tư vấn tâm lý có chuyên môn và nhân viên được đào tạo đầy đủ.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản và chương trình hành động nhằm hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học như Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT và Quyết định số 749/QĐ-TTg. Dù có sự quan tâm từ Chính phủ, cần đầu tư và triển khai hiệu quả hơn để đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ tâm lý đáp ứng nhu cầu của học sinh.
GIẢI PHÁP
Giải pháp tổng quan
Thông qua việc ứng dụng công nghệ vào các bộ công cụ hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới đã được chuẩn hoá ở Việt Nam để theo dõi, sàng lọc, đánh giá tình trạng mức độ nhận thức, cảm xúc, hành vi của các em học sinh; phát hiện sớm các vấn đề tâm lý như: trầm cảm, lo âu học đường, rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn hưng trầm cảm, vấn đề lạm dụng internet và các chất kích thích, khó khăn trong học tập,... Từ đó xây dựng chương trình phòng ngừa cho nhà trường, hỗ trợ và đồng hành kịp thời cùng các em học sinh và các bậc phụ huynh. Ngoài ra, sản phẩm cũng phần nào hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp và giáo dục giới tính cho các em học sinh.
Giải pháp này cũng sẽ đóng vai trò như một người bạn đồng hành bí mật giúp các em học sinh dễ dàng tâm sự, chia sẻ các vấn đề tâm lý tuổi dậy thì, kịp thời ngăn chặn các vấn đề tâm lý có xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và cuộc sống của các em. Đồng thời cũng sẽ đồng hành cùng nhà trường và các bậc phụ huynh trong việc hiểu và định hướng tâm lý tuổi dậy thì cho con em mình trong thời đại công nghệ số.
Đơn vị cũng sẽ phối hợp với ngành giáo dục trong việc hỗ trợ phát triển toàn diện cho các em học sinh, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện, đẩy mạnh sự phát triển, tiến bộ của xã hội, tạo giá trị kinh tế.
Là một giải pháp tổng thể nhằm theo dõi, đánh giá, sàng lọc và chăm sóc sức khỏe tinh thần dành cho các em học sinh dựa trên 3 chỉ số quan trọng đó là: Trí tuệ, cảm xúc và hành vi. Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của rối loạn phát triển, các vấn đề tâm lý cũng như đánh giá được các chỉ số quan trọng về trí thông minh nhận thức (IQ) và trí thông minh cảm xúc (EQ). Từ đó xây dựng chương trình phòng ngừa cho nhà trường, hỗ trợ và đồng hành kịp thời cùng các em học sinh và các bậc phụ huynh.
Giai đoạn 1 - Phòng ngừa: Khảo sát, sàng lọc và đánh giá tổng quát định kỳ
Nhằm tìm hiểu và nắm rõ được các vấn đề sức khỏe tâm lý mà học sinh đang gặp phải, kịp thời phát hiện các bất ổn trong tâm lý của các em. Nhờ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tham vấn, tư vấn tâm lý, áp dụng các giải pháp phòng ngừa sớm, cải thiện phù hợp.
Giai đoạn 2 - Triển khai công tác dự phòng hiệu quả
Thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo chuyên đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần cho học sinh trong trường học với mục đích giúp các em trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức cần thiết để đối phó với những vấn đề khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống.
Giai đoạn 3 - Tham vấn/tư vấn tâm lý
Thông qua ứng dụng, các em học sinh có thể kết nối với một nhà tham vấn/trị liệu chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề và nhiều năm kinh nghiệm để được trợ giúp. Các nhà tâm lý sẽ giúp các em vạch ra một "lộ trình trị liệu" làm giảm căng thẳng, giảm suy nghĩ tiêu cực, đồng thời cải thiện cảm xúc. Lộ trình này bao gồm nhiều nhóm hoạt động và nội dung khác nhau, được thiết kế bởi các chuyên gia dựa trên liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), nghệ thuật tỉnh thức MBAT, cam kết và chấp nhận ACT, hành vi biện chứng DBT, phóng chiếu CAT, và các liệu pháp tâm lý tích cực khác có bằng chứng về khoa học.
Giải đoạn 4 - Hỗ trợ & đồng hành
Đây là giai đoạn có ứng dụng công nghệ rất nhiều để hỗ trợ cho học sinh và cha mẹ nâng cao nhận thức và kĩ năng về chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua các video đã gợi ý, các bài tập và các tài liệu thực hành mỗi ngày. Ngoài ra, giải pháp sẽ hỗ trợ cho các cấp quản lý sử dụng phần mềm để theo dõi và báo cáo dữ liệu liên quan đến hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong các trường học.
Nguồn lực vững mạnh là một lợi thế
- Ban lãnh đạo của BrainCare luôn nhiệt huyết, năng động cùng với đội ngũ chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục và chuyên gia công nghệ thông tin nhiều năm kinh nghiệm đã tạo dựng được sự uy tín và niềm tin với khách hàng.
- Tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần nói chung, hoạt động tham vấn tâm lý nói riêng để tăng tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.
- Chủ động đổi mới, cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ 4.0 trên các công cụ, thiết bị như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật (IoT)… để tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho công việc tham vấn tâm lý học đường.
Tính khả thi của dự án khi triển khai kênh trường học
Theo Mục II Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 có nhấn mạnh:
Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ của học sinh và kết hợp lồng ghép đánh giá phát hiện sớm, tư vấn và dự phòng các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá sức khỏe tinh thần cho các em học sinh. Từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu, khảo sát để quản lý học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học.
Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, công tác xã hội và tư vấn tâm lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai Kế hoạch.
Triển khai thành công giải pháp này sẽ mang lại những giá trị không chỉ cho ngành giáo dục, các trường học, cho các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh mà còn cải thiện chất lượng sống của mỗi quốc gia. Những giá trị cốt lõi mà giải pháp này mang lại là:
- Hỗ trợ cho các trường học sử dụng phần mềm đánh giá, sàng lọc, phát hiện sớm các vấn đề tâm lý của học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ cho học sinh kịp thời, tạo cơ hội để học sinh phát triển toàn diện.
- Hỗ trợ cho các cấp quản lý sử dụng phần mềm để theo dõi và báo cáo dữ liệu liên quan đến hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong các trường học.
- Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn, tư vấn học đường cho học sinh trong quá trình giáo dục.
- Thực hiện một phần công cuộc chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục, hỗ trợ cho CBQL, GV, Phụ huynh và các em học sinh nâng cao sức khỏe tinh thần và hướng đến xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.