Chuyển giao quy trình nâng pH trong đất canh tác nông nghiệp bằng chế phẩm enzyme

Chế phẩm pH Soil Life giúp cân bằng độ pH trong đất bằng các loại enzyme và vi sinh vật có lợi, cải thiện độ tơi xốp của đất, qua đó giúp cây trồng sinh trưởng tốt.
Thực trạng sản xuất
Quá trình đốt than đá, dầu mỏ sinh ra năng lượng làm phát sinh lưu huỳnh, cacbon và nitơ. Trong không khí, chúng kết hợp và tạo thành phản ứng hoá học tạo ra axit sunfuric, axit cacbonic và axit nitric. Khi trời mưa, các loại axit này sẽ hòa tan vào nước và theo nước ngấm vào đất, làm độ pH giảm. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, việc sử dụng phân bón hoá học quá liều lượng và lâu dài cũng làm pH trong đất xuống thấp, gây ra phản ứng kết tủa (đó chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sét hoá đất). Khi đất có độ pH thấp thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa các muối khoáng làm suy thoái đất, khiến đất không đủ dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc và ít trái.
 
 
 
Theo công bố của Đại học Washington (Mỹ) năm 2015 về chủ đề sức khỏe đất, đất ở độ pH <5.0 (đất rất chua) thì có khả năng gây lãng phí phân bón đến 54%. Mặt khác, ở độ pH <5, lượng Ca, Mo, Zn, N, P, K trong đất sẽ bị kìm giữ, vi sinh vật có lợi cho cấu trúc đất sẽ khó phát triển. Tình hình có thể tệ hơn nếu độ pH tiếp tục giảm do tính axit cao làm dinh dưỡng không hòa tan và khó hấp thu hơn. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển của cây trồng và vi sinh vật, các axit hữu cơ được giải phóng vào môi trường làm giảm độ pH đất.  
 
 
 
Thực tế, khi mới trồng thì bộ rễ cây non rất yếu, nếu gặp môi trường axít làm ức chế rễ non sẽ khiến cây từ từ chết, hoặc sống được thì cây cũng chậm phát triển, năng suất kém do sức đề kháng sinh lý yếu, cây hay bị sâu bệnh tấn công. pH thấp cũng ức chế hệ vi sinh vật, giun, côn trùng có lợi trong đất phát triển, dẫn đến đất đai bị thoái hoá, bạc màu, hoàn toàn không có lợi cho đất canh tác nông nghiệp.
 
Quy trình nâng pH trong đất canh tác nông nghiệp bằng chế phẩm enzyme được triển khai nhằm cân bằng độ pH, giữ cho pH không giảm xuống thấp và duy trì ở mức trung tính tốt nhất có thể. pH trung tính cũng là điều kiện để thực vật sinh trưởng tốt. Nâng pH trong đất cũng là giải pháp giúp hạn chế nấm bệnh hiệu quả và an toàn, đồng thời nâng cao hiệu suất hấp thụ phân bón, giảm chi phí cho canh tác nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm mạch nước ngầm.
 
 
 
Hiện nay, Sàn Giao dịch Công nghệ Techport.vn (thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM – Sở KH&CN TP.HCM) đang tiếp tục đồng hành cùng nhà cung ứng trong hoạt động hỗ trợ kết nối, tư vấn chuyển giao công nghệ, thiết bị cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
 
Quy trình triển khai
 
Bước 1: đo pH đất canh tác
Trong canh tác nông nghiệp, người canh tác cần đo pH đất để kiểm soát lượng phân bón, giảm chi phi đầu tư cho canh tác.
 
Nhà cung ứng công nghệ thực hiện trực tiếp tại khu vực canh tác bằng thiết bị đo chuyên dụng.
 
Bước 2: pha trực tiếp chế phẩm pH Soil Life vào trong nước tùy theo độ pH
Thông thường, pha 1.000g chế phẩm pH Soil Life vào 1.000 lít nước tưới đều lên 1.000m2 để dung dịch thấm sâu xuống lớp đất bên dưới bề mặt khoảng 40-60 cm. Ở tháng thứ 1, tiến hành tưới 4 lần. Các tháng tiếp theo mỗi tháng duy trì 1 lần.
 
Tùy theo tình trạng của đất và độ pH, sẽ có những phương án áp dụng khác nhau (được nhà cung ứng công nghệ tư vấn cụ thể). Chu trình tưới thực hiện theo hướng dẫn của nhà cung ứng công nghệ để kết hợp theo dõi và điều chỉnh theo tình hình thực tế.
 
Bước 3: theo dõi tình hình cải thiện của đất
Bộ rễ cây trồng cần oxy để phát triển. Trường hợp đất bị lèn cứng, sét hoá… khiến rễ không lấy được đủ lượng oxy cần thiết, đương nhiên là rễ không thể phát triển tốt, đồng nghĩa với việc cây trồng chậm phát triển.
 
Sau khi tưới chế phẩm pH Soil Life, các liên kết sét hoá trong đất bị phá vỡ, giúp tăng độ tơi xốp cho đất và hệ số oxy trong đất tăng cao. Nhờ đó, đất được cải thiện, giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt.
 
Bước 4: duy trì độ ẩm phù hợp
Hệ vi sinh vật, côn trùng có lợi… cần 1 độ ẩm nhất định để phát triển. Do đó, người canh tác chú ý duy trì độ ẩm phù hợp.
 
Bước 5: bổ sung dinh dưỡng cho đất: đạm hữu cơ, đạm cá…
Cây trồng rất cần nhiều loại nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng để tổng hợp phát triển. Do đó, người canh tác cần bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng các loại đạm hữu cơ, đạm cá… Trong đó, chú ý cân bằng 6 chất dinh dưỡng đa lượng trong đất (N, P, K, Ca, Mg, S) và 8 vi chất dinh dưỡng thiết yếu (Clo, Fe, B, Mn, Zn, Cu, Mo, Ni).
 
Các điều kiện triển khai
Tùy theo tình trạng của đất và độ pH, sẽ có những phương án áp dụng khác nhau (được nhà cung ứng công nghệ tư vấn cụ thể).
 
 
 
Chu trình tưới thực hiện theo hướng dẫn của nhà cung ứng công nghệ để kết hợp theo dõi và điều chỉnh theo tình hình thực tế.
 
Nhà cung ứng công nghệ hỗ trợ theo dõi và xử lý đất theo từng loại cây trồng cụ thể.
 
Ưu điểm của công nghệ
Quy trình cân bằng độ pH trong đất bằng chế phẩm enzyme có lợi hơn hẳn việc dùng vôi (vì có thể gây pH cao và làm tổn thương da của giun đất). Muốn ổn định độ pH, người canh tác cần cung cấp enzyme cân bằng pH để giữ cho pH không tụt xuống thấp và duy trì ở mức trung tính tốt nhất có thể. Qua đó, giúp cải thiện tình trạng của đất, hỗ trợ bộ rễ của cây phát triển, không bị môi trường axít làm trui rễ, cây hấp thu được nhiều dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh.
 
 
 
Tình hình sẽ được cải thiện khi xử lý bằng chế phẩm pH Soil Life để đưa độ pH trong đất tiến gần hơn độ trung tính (pH = 6.2-7.3). pH trung tính cũng là điều kiện để thực vật sinh trưởng tốt. Nâng pH trong đất cũng là giải pháp giúp hạn chế nấm bệnh hiệu quả và an toàn.
 
Thông tin liên hệ chuyên gia:
1. Ông Đặng Văn Vụ
Công ty TNHH Công nghệ Sinh học YERSIN
Địa chỉ: Số 3 Phạm Hy Lượng, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 096 228 6708
E-mail: bioyersin@gmail.com
 
2. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - Phòng Giao dịch Công nghệ
Địa chỉ: 79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3822 1635 - Fax: (028) 3829 1957
Email: pgdcn@cesti.gov.vn
Hoàng Kim
Scroll