Giải pháp bảo quản cho măng cụt

Với việc áp dụng giải pháp bảo quản gồm AnsiP-S, AnsiP-G và Natacoat, trái măng cụt có thể bảo quản độ tươi trong 28 ngày.
Măng cụt là loại đặc sản được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon, vị ngọt xen lẫn vị chua thanh mà còn do là loại quả dễ ăn và rất có lợi cho sức khỏe. Điểm đặc biệt đến từ thành phần dinh dưỡng của trái măng cụt đó là có đến hơn 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong vỏ của trái măng cụt, hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Mặt khác, quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, C.
 
Vì thế, măng cụt không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên, việc bảo quản măng cụt đang gặp nhiều khó khăn do đặc thù vỏ trái có rất nhiều mủ, điều kiện môi trường bảo quản khá phức tạp. Do đó, cần thực hiện bảo quản trái măng cụt đúng phương thức để kéo dài hạn sử dụng, tạo điều kiện vận chuyển ra nước ngoài tiêu thụ.
 
Đầu tiên, phải đảm bảo vệ sinh sạch khu vực chứa trái và khu vực đóng gói trước khi chuyển trái cây tươi từ nhà vườn về.
 
Khi vỏ chuyển sang màu hồng tím, măng cụt có thể thu hoạch ở nhà vườn vào thời điểm sáng sớm. Thao tác nhẹ nhàng để tránh bầm dập. Măng cụt thu hoạch xong phải được đặt ở nhiệt độ phòng 1 đêm để vỏ chuyển sang màu đỏ hẳn, giúp dễ dàng phân loại theo chất lượng trái (phục vụ mục đích xuất khẩu).
 
 
 
Trái được cho vào thùng carton 10kg, xông AnsiP-S dạng tấm (làm bằng vải không dệt) theo mức 1 AnsiP-S/1 carton. Sau đó, phun dung dịch Natacoat (10% natamycin, pha loãng 1,000X) ngăn chặn nấm mốc (không cần để ráo vì măng cụt cần độ ẩm cao để không bị nhanh chín). Nếu vận chuyển đi xa thì gói trái trong túi MAP, còn nếu chỉ vận chuyển gần trong nước thì có thể dùng túi nilon bình thường. Sau đó buộc kín miệng túi, đóng nắp thùng carton và vận chuyển đi.
 
Trong trường hợp xuất khẩu hoặc vận chuyển đường dài, thùng carton sẽ được chất lên container. Ngâm viên nén AnsiP-G trong nước và đặt ở nơi bằng phẳng ở giữa hoặc ở phía sau lưng container với mức 1 viên/1m3 nhằm loại bỏ khí ethylene dư thừa. Mức nhiệt độ bảo quản măng cụt khi vận chuyển đường dài là 13oC.
 
Thực hiện theo quy trình trên, măng cụt giữ được độ tươi khoảng 4 tuần (28 ngày).
 
Các sản phẩm sử dụng trong giải pháp bảo quản:
 
AnsiP là sản phẩm bảo quản sau thu hoạch, với thành phần chính chủ yếu là hoạt chất 1-methylcyclopropene (1-MCP), có tác dụng kìm hãm khí ethylene, giúp kéo dài độ tươi của rau, củ, quả. Sản phẩm hoạt động tốt nhất trong môi trường kín như thùng carton, kho hàng kín. Nếu kho hàng quá lớn và sản phẩm ít, nên dùng bạt trùm lại để tránh MCP phát tán ra ngoài không khí. Trong giải pháp bảo quản măng cụt gồm 2 loại:
• AnsiP-S dạng tấm ở dạng vải không dệt: có thể cắt nhỏ, trên bề mặt vải có các thành phần hoạt hóa được phủ đều linh hoạt, phù hợp với nhiều hình thức đóng gói. Một tấm dùng cho hộp thể tích 40lít.
• AnsiP-G dạng viên nén: thích hợp cho phòng bảo quản lạnh không có cửa thoát khí lớn. Khuyến nghị cần đảm bảo lưu thông không khí bên trong phòng bảo quản. Đóng kín cửa thông gió của phòng chứa bảo quản tối thiểu 12 giờ hoặc để qua đêm.
 
Natacoat là sản phẩm chống nấm, ngăn chặn ức chế hiệu quả tăng trưởng của nấm men và nấm mốc cho hoa quả sau thu hoạch với liều lượng thấp. Natacoat được điều chế với natamycin được chiết xuất trong dung dịch mủ cao su. Natamycin liên kết với ergosterol trên các màng tế bào nấm mốc và nấm men, do đó cản trở khả năng thẩm thấu của các tế bào, gây rò rỉ tế bào chất, khiến cho nấm men và nấm mốc bị tiêu diệt.
Hồng Linh
Scroll