Chủ động ứng phó xâm nhập mặn bằng công nghệ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt, phát triển KT-XH của Việt Nam. TPHCM không chỉ chịu rủi ro do ngập úng, nước biển dâng, hạn hán mà còn đang phải chịu tình trạng xâm nhập mặn ngày một đi sâu vào nội đồng.
Theo nghiên cứu mới nhất của Phân viện Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, trong giai đoạn 2006-2015, độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất dao động từ 4,5%-16,6%; 2,49%-13,1%; 0,4%-10,8% biên độ mặn vào mùa khô khá cao, dao động từ 9,3%-14,7%. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH như nhiệt độ, nắng nóng, lượng mưa và nước biển dâng khiến chế độ thủy lực trong sông và khả năng lan truyền mặn vào sâu hơn trong nội đồng, gây nên những sự thay đổi so với hiện trạng.
 
Riêng TPHCM, khi độ mặn dâng cao, nguồn cung cấp nước ngọt cho các hoạt động sản xuất khu vực Nhà Bè, Cần Giờ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho TPHCM cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. TPHCM đã nhận thức và thực hiện nhiều giải pháp, xây dựng kế hoạch hành động nhằm ứng phó với BĐKH, trong đó có xâm nhập mặn, như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa; trồng rừng 50ha trên đất ngập nước, bãi bồi ven sông, rạch tại các tiểu khu trong rừng phòng hộ Cần Giờ; kiểm kê khí nhà kính định kỳ 2 năm/lần trên địa bàn;..
 
 
 
Xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến khu vực Nam Bộ
 
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng phó với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu đã được triển khai thực hiện. Điển hình như nghiên cứu Xử lý nước sông, nước lợ ứng phó xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL của Công ty Việt Thái Sinh. Theo đó, giải pháp xử lý nước sông nhiều phù sa gồm nhiều giai đoạn, từ hút nước đầu vào (tự động rửa lưới chắn rác); lọc tách cặn (sử dụng công nghệ lọc ly tâm tách cát – bùn); lọc áp lực đến giai đoạn lọc tinh (ứng dụng công nghệ lọc màng, UF - Ultrafiltration) để cuối cùng cho ra nguồn nước sạch đạt chuẩn QCVN01-1:2018/BYT. Giải pháp lọc trực tiếp nước lợ thành nước ngọt với công nghệ tách muối bằng màng lọc thẩm thấu ngược RO (chỉ cho nước nguyên chất đi qua, muối, tạp chất được giữ lại và loại bỏ ra ngoài), giúp hỗ trợ xử lý nước nhiễm mặn cho các vùng sản xuất nông nghiệp.
 
 
 
Giải pháp xử lý nước lợ của Công ty Việt Thái Sinh
 
Hay như công nghệ tưới nước nhỏ giọt, ứng dụng cho cây trồng ở vùng đất nhiễm mặn của Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh, sử dụng áp suất thấp để cung cấp nước dần dần cho cây trồng nhờ mạng lưới đường ống phân phối nước được đặt áp mặt đất và theo hướng cây trồng. Trên đường ống phân phối có các điểm đầu nhỏ giọt được dán trực tiếp vào trong ống hoặc gắn thông qua các đầu kết nối. Khi hệ thống hoạt động sẽ cung cấp một lưu lượng cho mỗi đầu nhỏ giọt. Ngoài ra, có thể kết hợp tưới nước với bón phân trên cùng hệ thống để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của mỗi loại cây trồng. Kỹ thuật này giúp tiết kiệm nước, phân bón, cung cấp đều đặn lượng nước tưới cần thiết, tránh hiện tượng tập trung muối trong đất, ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh quanh gốc cây.
 
 
 
Hệ thống tưới nhỏ giọt của Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh
 
Tác giả Nguyễn Văn Kính thì đưa ra giải pháp trồng rừng ngập mặn ven biển, để, chống sạt lở bảo vệ bờ biển, tăng diện tích rừng ngập mặn góp phần bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu. Giải pháp cũng đề cập đến kè chắn sóng bảo vệ rừng ngập mặn. Theo đó, khi triều lên cửa kè mở cho phù sa và các loại sinh vật biển theo nước đi vào, khi triều xuống cửa kè đóng lại nước được lọc qua vách và cửa kè để phù sa, lá cây, trái cây và các loài sinh vật biển được giữ lại làm cho rừng được bồi đắp tăng màu mỡ và tăng cường chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển. Các liếp có độ cao thích hợp để trồng rừng, giữa các liếp có kênh lưu thông nước, là nơi sinh sống của tôm cá tạo môi trường sống đa dạng phong phú và triệt tiêu sóng. Hệ sinh thái được phục hồi, môi trường sống đa dạng phong phú tăng thu nhập cho người trồng rừng. Với giải pháp này, việc trồng rừng sẽ dễ dàng, đơn giản, chi phí thấp, có thể đồng loạt thực hiện với diện tích rộng. Rừng nhanh chóng được hồi sinh, vươn ra biển, hệ sinh thái nhanh chóng được phục hồi, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn, giúp trồng rừng ngập mặn sẽ được duy trì và phát triển.
 
Công nghệ đang được chào bán trên trang Techport.vn. Quý đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu, vui lòng liên hệ:
 
1. Công Ty Việt Thái Sinh
Địa chỉ : 12 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 028.38641664
Email : vts@locnuoc.com
Website : locnuoc.com, locnuocbien.com
Người đại diện : Lê Văn Quang
 
2. Công ty Cổ Phần Công nghệ tưới Khang Thịnh
Địa chỉ : 85 Đào Duy Anh, P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại : 08 38445850
Email : khangthinh@irritech.vn
Người đại diện : Vũ Kiên Trung
 
3. Tác giả Nguyễn Văn Kính
Địa chỉ: 63/8 đường số 6, Khu phố 5, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0778727444
Email: nguyenvankinh.dth@gmail.com
 
4.Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ
Phòng Giao dịch Công nghệ
Điện thoại: (028) 3521 0735 – 3822 1635
Anh Khanh (SĐT: 079.652.3381)
Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn
Ngọc Anh
Scroll