Sự kiện Kết nối ý tưởng với chủ đề “Công nghệ chế biến phụ phẩm tôm, mực”

Tại sự kiện, các đơn vị có nhu cầu hợp tác chuyển giao công nghệ đã đưa ra các yêu cầu về công nghệ chế biến phụ phẩm tôm, mực.
Công ty TNHH Nguyên liệu sản xuất Hoàng Việt, Công ty Cổ phần Việt Quốc Thịnh, Tập đoàn Vạn Phát Đạt. Các đơn vị cung ứng đã giới thiệu, đề xuất các giải pháp công nghệ như Công nghệ xử lý phụ phẩm tôm mực quy mô 100 tấn/ngày (Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Tận dụng phế liệu thủy sản (Trường Đại học Nha Trang); Công nghệ lên men nguyên liệu đầu tôm (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành); Nâng cao giá trị của phụ phẩm thủy sản (ĐH Nông Lâm Huế); Công nghệ chế biến phụ phẩm tôm, mực (Công ty TNHH A & S Thai Works).
 
Ưu điểm của công nghệ lên men là một quá trình thủy phân tự nhiên, không sử dụng hoá chất trong quá trình chế biến. Thiết bị, máy móc được chế tạo tại Việt Nam, triển khai nhanh, linh hoạt, đơn giản, dễ sử dụng, giá thành thấp. Quá trình chế biến không có chất xả thải, không gây ô nhiễm môi trường.
 
Áp dụng công nghệ lên men có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao từ đầu tôm như dịch đạm lỏng (dùng để chế biến nước chấm, nước mắm); dịch đạm sệt (dùng chế biến nước sốt, nước mắm tôm); bột tôm (làm nguyên liệu phụ gia chế biến thực phẩm);…
 
Doanh nghiệp muốn nhận chuyển giao công nghệ và thiết bị chế biến phụ phẩm tôm, mực thành dạng dịch lỏng như: dịch đạm tôm, thức ăn thủy sản (dạng nước, dạng dịch và thức ăn dẫn dụ), hoặc phân bón hữu cơ (dạng chai nhỏ, dịch lỏng). Nguyên liệu hiện tại khoảng 100 tấn đầu tôm/ngày và 10 tấn ruột mực/ngày.
 
Techport.vn
Scroll