Rapid N Exceed: dòng thiết bị phân tích hàm lượng đạm theo phương pháp Dumas

Các thiết bị đáp ứng nhu cầu công suất lớn, có độ chính xác tuyệt đối và độ nhạy cao, thời gian phân tích không quá 4 phút.

Phương pháp Dumas trong phân tích thành phần đạm Nitơ và protein

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, phương pháp Dumas ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực: thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, nguyên liệu, môi trường, sản xuất công nghiệp.

Về mặt kỹ thuật, phương pháp Dumas xác định Nitơ được phát triển vào năm 1831 sớm hơn phương pháp Kjeldahl (1883), thuận tiện hơn trong nhiều đặc điểm như: tốc độ phân tích, an toàn môi trường và người dùng, độ chính xác cao, hiệu suất và chi phí phân tích thấp hơn.

 

Phân tích hàm lượng đạm theo phương pháp Dumas.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên việc ứng dụng phương pháp nguyên lý Dumas hầu như rất khó thực hiện, vì thế Kjeldahl được sử dụng nhiều hơn. Ngày nay, phương pháp Dumas đã dần thay thế phương pháp Kjeldahl, khắc phục nhiều nhược điểm tồn tại như thời gian phân tích quá lâu, thu hồi Nitơ thấp hơn, giới hạn phát hiện thấp, khí độc bay ra ảnh hưởng sức khỏe con người, chi phí cao…

Thực tế, kết quả thu được trong xác định Nitơ bằng phương pháp Dumas thường cao hơn phương pháp Kjeldahl một chút, vì các hợp chất dị vòng và hợp chất chứa Nitơ (ví dụ: nitrit, nitrat) cũng được phát hiện. Trong phương pháp Kjeldahl, các hợp chất này không chuyển thành ion amoni NH4+ nên không phát hiện được. Mặt khác, phương pháp Kjeldahl có rất nhiều biến thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng: sai số chuẩn độ, sai số phá mẫu, sai số chưng cất, hóa chất…vì khi phá mẫu đạm, phương pháp Kjeldahl cho nhiều xúc tác bổ sung như H2SO4 đậm đặc, K2SO4, CuSO4..

Tuy độ thu hồi của hai phương pháp là tương đối giống nhau (lớn hơn 99,5%), trong khi giới hạn phát hiện Dumas lại vượt trội hơn (0,003 mgN) Kjeldahl chỉ với lớn hơn 0,1 mgN.

Nguyên tắc của phương pháp đốt cháy Dumas

Phương pháp đốt cháy Dumas dùng để xác định protein thô. Quy trình dùng một thiết bị lò điện đun nóng mẫu phân tích lên đến 600 độ C trong một lò phản ứng được bịt kín với sự hiện diện của oxy. Hàm lượng Nitơ của khí đốt sau đó được đo bằng cách dùng máy dò dẫn nhiệt. Mỗi lần xác định chỉ cần khoảng 2 phút.

Mẫu được chuyển hóa thành khí bằng cách đốt hóa khí mẫu. Tất cả thành phần gây nhiễu được loại bỏ ra khỏi hỗn hợp khí tạo thành. Các hợp chất Nitơ của hỗn hợp khí hoặc của phần đại diện của chúng được chuyển về Nitơ phân tử và được định lượng bằng detector dẫn nhiệt. Hàm lượng Nitơ được tính toán bằng bộ xử lý.

Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong thiết kế và phát triển các dòng sản phẩm thiết bị phân tích hàm lượng đạm theo phương pháp Dumas, hãng Elementar (Đức) đã đưa công nghệ phân tích truyền thống này lên một tầm cao mới. Điều này được thực hiện bằng một phương pháp hoàn toàn mới để khử oxit nitric và hấp thụ oxy dư trong khí phân tích. Do một tương tác xác định của quá trình khử và oxy hóa (bằng sáng chế được áp dụng), chất khử được sử dụng sẽ được tạo tự động trong quá trình vận hành. Do đó, một lò phản ứng khử (chất khử) có thể được sử dụng cho vài nghìn mẫu mà không cần thay đổi hoặc bảo trì.

 

Rapid N Exceed

Với 2 mẫu thiết bị Rapid N Exceed và Rapid MAX N Exceed là thiết bị phân tích Nitơ/protein đầu tiên theo phương pháp Dumas sử dụng thành công công nghệ EAS REGAINER, ngay cả trên mẫu thí nghiệm có khối lượng lớn. Với công nghệ EAS Regainer được cấp bằng sáng chế, chi phí phân tích được giảm thiểu đáng kể, đồng thời cho phép số lượng mẫu có thể được đo liên tục nhiều phần.

Được thiết kế cho hoạt động không cần giám sát 24/7, cả 2 thiết bị này có khả năng đáp ứng nhu cầu công suất cao của phòng thí nghiệm khi phải đối phó với các loại mẫu đa dạng và khối lượng lớn. Bên cạnh đó, Rapid N Exceed và Rapid MAX N Exceed còn cho độ chính xác tuyệt đối và độ nhạy cao, cài đặt bộ tiêu chuẩn mới trong phân tích protein theo phương pháp Dumas.

 

Rapid MAX N Exceed

Ngoài ra, Elementar còn trang bị trên Rapid N Exceed và Rapid MAX N Exceed công nghệ phân tích protein nhanh nhất với thời gian phân tích không quá 4 phút. Quá trình đốt sau đảm bảo kết quả chính xác, không phụ thuộc vào bất kỳ ma trận mẫu nào. Máy sử dụng khí CO2 giúp tiết kiệm helium, đảm bảo giá cả ổn định và tính sẵn có liên tục.

Nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Công ty IMAG thuộc Tập đoàn Messe Muenchen International – Cộng hòa Liên bang Đức, tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 chuyên ngành công nghệ thí nghiệm, phân tích và công nghệ sinh học (analytica Vietnam 2019) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 03 – 05 tháng 4 năm 2019. Tại triễn lãm sẽ trưng bày, giới thiệu các công nghệ trong lĩnh vực thí nghiệm, phân tích, chuẩn đoán và công nghệ sinh học. Đây đồng thời là triễn lãm thương mại quốc tế quan trọng nhất và tập trung toàn bộ các ngành công nghiệp liên quan cũng như các chủ đề của thí nghiệm trong nghiên cứu và công nghiệp.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Phòng Thông tin Công nghệ

79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM

ĐT: (028) 3822 1635 – 3825 0602 – Fax: (028) 3829 1957

ĐTDĐ: 081 666 0603 (gặp Thiên Thư) – Email: thienthu@cesti.gov.vn

Techport.vn
Scroll