Những khác biệt của chế phẩm Sumitri trong xử lý rơm rạ

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 1676 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng:

Cơ quan chủ trì: PADCO

Cơ quan chủ quản:

Loại đề tài: Đề tài cấp Tỉnh

  • 1. Những khác biệt về vi sinh trong chế phẩm vi sinh SUMITRI
    - Nguồn giống vi sinh được phân lập và bảo quản giống gốc trong môi trường bảo quản tối ưu để giữ được hoạt tính sinh học bền vững.
    - Vi sinh nhân nuôi theo công nghệ phân tách bào tử, nên khả năng hoạt động rất tốt và có thể bảo quản được thời gian lâu hơn hẳn các loại chế phẩm vi sinh thông thường hiện đang có mặt ngoài thị trường hiện nay.
    - Sản phẩm gồm nhiều chủng vi sinh được tích hợp có thể hoạt động cả trong điển kiện hảo khí và yếm khí nên phù hợp với điều kiện của thực tiễn sản xuất.
     
    2. Sự khác biệt của chế phẩm vi sinh SUMITRI
    - Do được phối trộn phụ gia phù hợp nên chế phẩm vi sinh SUMITRI có thể bảo quản được trong điều kiện bình thường trong thời gian dài. Thời gian bảo quản trong điều kiện bình thường, bao bì chưa bị mở là 24 tháng.
    - Vi sinh vật được kích hoạt ngay sau khi được phóng thích ra ngoài môi trường, nhờ đó các chất hữu cơ sẽ nhanh chóng được phân hủy. Nhờ khả năng hoạt động nhanh và mạnh của vi sinh vật trong SUMITRI mà chế phẩm vi sinh SUMITRI có nhiều tác đụng đang được áp dụng:
    (+) Phân hủy rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng: Thời gian phân hủy rơm rạ 7-10 ngày. Sẽ tiết kiệm được phân bón cho vụ tiếp theo, lượng phân bón giảm từ 20-30%; Giảm lượng thuốc BVTV 3-4 lần/vụ; Tăng hiệu quả kinh tế mỗi ha từ 4-6 triệu/ha.
    (+) Vi sinh vật có thể hoạt động ngay trong điều kiện nước nhiễm mặn: do đó có thể phân hủy rơm, gốc rạ thành nguồn thức ăn cho tôm sau khi thu hoạch lúa trong canh tác lúa tôm. Vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, đồng thời là điều kiện để tăng vụ tôm trong canh tác lúa tôm.
    (+) Ủ phân hữu cơ từ các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt: thân cành thành long, vỏ cà phê, thân cây ngô, khoai, … thời gian ủ rất nhanh.
    (+) Có thể hạn chế được cỏ dại, hạt lúa ma, hạt lúa lẫn, nhờ SUMITRI phân giải nhanh hữu cơ làm cho hạt cỏ, hạt lúa bị thối trước khi nảy mầm.
     
    Một số kết quả điển hình của việc sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI:
    Lượng phân bón của mô hình sử dụng SUMITRI và đối chứng không sử dụng trên đất phèn Trại sản xuất giống Tân Thạnh, Long An, vụ Hè Thu năm 2015
    (Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An)

    TT

    Lần bón

    Loại phân

    Lượng bón (kg/ha)

    Mô hình

    Đối chứng

    1

    Bón lót

    SUMITRI

    4

    0

    Lân Văn Điển

    150

    300

    2

    Sau sạ 8 ngày

    Ure

    70

    70

    DAP

    75

    100

    K-Humate

    0

    4

    3

    Sau sạ 18 ngày

    Ure

    50

    50

    DAP

    30

    50

    K-Humate

    0

    4

    4

    Sau sạ 36 ngày

    NPK10:10:20

    150

    150

    5

    Tổng các loại

    SUMITRI

    4

    0

    Lân Văn Điển

    150

    300

    Ure

    120

    120

    DAP

    105

    150

    K-Humate

    0

    8

    NPK10:10:20

    150

    150

     
    Năng suất lúa của mô hình sử dụng SUMITRI và đối chứng không sử dụng trên đất phèn Trại sản xuất giống Tân Thạnh, Long An, vụ Hè Thu năm 2015
    (Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An)

    TT

    Chỉ tiêu theo dõi

    Mô hình

    Đối chứng

    1

    Số bông/m2

    290

    270

    2

    Hạt chắc/bông

    73

    69

    3

    Trọng lượng 1000 hạt

    22,8

    22,75

    4

    Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

    4,83

    4,2

    5

    Năng suất thực tế (tấn/ha)

    4,7

    3,5

     
    Lượng phân bón tại Nam Định của mô hình sử dụng SUMITRI và đối chứng không sử dụng trong vụ đông xuân 2013/14 (Trạm Khuyến nông Ý Yên)

    TT

    Thời gian bón

    Ruộng thí nghiệm

    Đối chứng

    1

    Lót

    15 kg NPK 5-12-3

    25 kg NPK 5-12-3

    2

    Bón nhử (1,5 – 2lá)

    1kg đạm + 0,5 kg kali

    1kg đạm + 0,5 kg kali

    3

    Thúc 1

    1kg đạm + 1kg kali

    3kg đạm + 1kg kali

    4

    Thúc 2

    2kg đạm + 1,5 kg kali

    2kg đạm + 1,5 kg kali

     
    Năng suất lúa tại Nam Định của mô hình sử dụng SUMITRI và đối chứng không sử dụng trong vụ đông xuân 2013/14 (Trạm Khuyến nông Ý Yên)

    Chỉ tiêu

    ĐVT

    Mô hình

    Đối chứng

    Chênh lệch

    Thời gian sinh trưởng

    Ngày

    122

    127

    5

    - Số bông/m2

    bông

    300

    295

     

    - Số hạt/bông

    hạt

    132,9

    114,5

     

    - Số hạt chắc/bông

    hạt

    105

    95

     

    - Tỷ lệ lép

    %

    21

    17

     

    - P1000hạt

    gam

    20

    20

     

    - Năng suất lý thuyết

    tạ/ha

    63

    56

     

    - Năng suất thực thu

    tạ/ha

    55

    46

    11

     
    Lợi ích của việc sử dụng 2kg SUMITRI/ha tại Thới Lai Cần Thơ
    Lợi nhuận (lãi ròng) mang lại từ áp dụng mô hình: 4.265.000 đồng/ha do tiết kiệm được từ chi phí sản xuất là 2.945.000 đồng/ha và tổng thu nhập cao hơn 1.320.000 đồng/ha so với đối chứng. Cụ thể:
    + Về giống: giảm được 60 kg/ha, từ 180 kg/ha giảm còn 120 kg/ha và nông dân sử dụng giống lúa OM 4218, cấp giống Xác nhận.
    + Về phân bón: Nông dân trong mô hình (bón 420 kg/ha) tiết kiệm được 545.000 đồng/ha và bón phân hóa học thấp hơn 80 kg/ha so với đối chứng bón (500 kg/ha).

  • Scroll